Trên các tuyến đường giao thông lớn, có rất nhiều biển báo cấm xe khách được thiết lập để giảm tải lưu lượng giao thông và đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của các biển báo này dân đến các vi phạm không đáng có. Bài viết này của Carpla sẽ giúp bạn hiểu rõ về các loại biển cấm xe khách cũng như những hậu quả nếu vi phạm quy định, cùng tham khảo nhé!
1. Căn cứ pháp lý & luật pháp Việt Nam về biển cấm xe khách
Biển báo cấm là loại biển giao thông thể hiện hành động bị cấm đối với phương tiện tham gia giao thông. Việc không tuân thủ biển báo cấm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về an toàn giao thông. Biển báo cấm thường có hình tròn với viền đỏ, nền trắng và hình ảnh hoặc chữ số thể hiện hành động bị cấm.
Điều luật về biển cấm xe khách được quy định rõ trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt cùng Thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định về các biển báo giao thông. Cụ thể đặc điểm của biển cấm xe khách (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT) như sau:
- Biển báo có dạng hình tròn.
- Nền biển thường màu trắng, viền đỏ và ký hiệu thể hiện hành động bị cấm bằng hình vẽ hoặc chữ viết màu đen.
- Đường kính biển báo thường là 70cm, viền đỏ rộng 10cm và vạch màu đỏ rộng 5cm.
- Một số biển báo đặc biệt có thể có màu sắc và hình dáng khác nhau (ví dụ như biển báo cấm đi ngược chiều, dừng lại hoặc cấm đỗ xe vào ngày chẵn/lẻ).
2. Các loại biển cấm xe khách
Khi lái xe, người điều khiển xe khách cần chú ý đến các biển hiệu cấm sau đây để tránh vi phạm quy định:
2.1 Biển cấm xe khách 16 chỗ (P.107 và P.107a )
Tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, hai loại biển cấm xe khách được quy định cụ thể như sau:
- Biển số P.107: “Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải” áp dụng cho tất cả các loại xe khách và xe tải. Biển này được đặt ở những tuyến đường không cho phép các phương tiện này đi qua, trừ các trường hợp xe ưu tiên.
- Biển số P.107a: “Cấm xe ô tô khách” là biển báo cấm chỉ áp dụng cho các xe ô tô khách chở người, nhằm đảm bảo an toàn và giảm tải cho những tuyến đường không phù hợp với loại phương tiện này. Biển này không áp dụng cho xe buýt vì đây là phương tiện công cộng.
2.2 Biển cấm P.120 áp dụng với xe khách
Tương tự như biển cấm xe 107, biển cấm P.120 cũng chỉ ra rằng các loại xe khách không được phép di chuyển qua hoặc dừng đỗ tại khu vực có biển báo này. Biển này áp dụng cho các loại xe khách như xe khách liên tỉnh, xe du lịch, xe chở khách nội tỉnh hoặc các loại xe có mục đích vận chuyển hành khách tương tự.
Biển cấm xe khách này nhằm kiểm soát lượng phương tiện lớn, tránh tình trạng ùn tắc giao thông ở các khu vực có mật độ người và phương tiện cao. Ngoài ra, các tuyến đường nhỏ, hẹp hoặc dễ xảy ra tai nạn sẽ không phù hợp với các loại xe khách có kích thước lớn nên cần cấm xe khách di chuyển vào.
3. Mức xử phạt khi vi phạm biển cấm xe khách
Theo Điều 5, Khoản 3, Điểm b của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu tài xế điều khiển xe ô tô khách đi vào đường có biển báo cấm, sẽ bị xử phạt từ 1 – 2 triệu đồng. Ngoài phạt tiền, tài xế vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng, tùy mức độ vi phạm.
Trong trường hợp vi phạm và gây tai nạn giao thông, mức xử phạt có thể nghiêm khắc hơn.
Việc hiểu rõ các biển cấm xe khách và ý nghĩa của chúng không chỉ giúp các tài xế lái xe khách tuân thủ đúng quy định pháp luật, mà còn góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông và bảo đảm an toàn cho mọi người. Hãy luôn chú ý và thực hiện đúng các quy định về biển báo giao thông để đảm bảo an toàn, tránh vi phạm và góp phần giữ gìn trật tự giao thông trên các tuyến đường.
Bạn cần tư vấn gì thêm về các điều luật với ô tô khi tham gia giao thông hay cần hỗ trợ chọn xe ô tô cũ hay bảo hiểm ô tô, hãy liên hệ với Carpla để được hỗ trợ. Carpla là nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam, ngoài ra hiện tại Carpla là đại lý phân phối bảo hiểm xe ô tô Tasco.