BlogTin tứcTư vấn pháp luậtBiển báo nguy hiểm là gì? Các loại biển báo thường gặp

Biển báo nguy hiểm là gì? Các loại biển báo thường gặp

Biển báo nguy hiểm nằm trong nhóm biển báo quan trọng giúp thông báo các sự việc nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước. Với biển báo này sẽ giúp người tham gia giao thông tránh được những nguy cơ và đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản. Bạn đọc hãy cùng Carpla tìm hiểu để biết cụ thể hơn về các loại biển báo này và áp dụng khi tham gia giao thông.

1. Biển báo nguy hiểm là gì?

Biển báo nguy hiểm không phải là biển cấm mà là biển thông báo các nguy cơ có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước. Với mục đích thông báo trước nguy hiểm để giúp người tham gia giao thông chú ý và tránh được các nguy hiểm đó khi đi qua.

Biển báo nguy hiểm là gì?
Biển báo nguy hiểm là biển thông báo các sự việc tiềm ẩn có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước

Biển báo này đa số đều có hình tam giác có viền đỏ, nền vàng và bên trong là hình ảnh màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Nhóm biển báo nguy hiểm có 47 kiểu được đánh số từ 201 đến 247 với các thông báo khác nhau tùy vào mỗi cung đường.

2. Các loại biển báo nguy hiểm trong luật giao thông đường bộ Việt Nam

Biển báo nguy hiểm có 47 kiểu và được đánh số thứ tự từ 201 đến biển 246 với các nội dung cảnh báo khác nhau. Bao gồm các loại sau:

2.1 Nhóm biển báo nguy hiểm từ 201 đến 207

Tùy vào thực trạng mỗi cung đường mà nhóm biển báo từ số 201 đến 207 sẽ có nội dung cảnh báo như sau:

  • Biển báo 201a: Đây là biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái.
  • Biển báo 201b: Đây là biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải.
  • Biển báo W.201c: Đây là biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên phải khi đường cong vòng sang trái.
  • Biển báo W.201d: Đây là biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên trái khi đường cong vòng bên phải.
  • Biển số 202a: Đây là biển báo sắp đến đoạn đường có nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp hướng vòng bên trái.
  • Biển báo 202b: Đây là biển báo sắp đến đoạn đường có nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp hướng vòng bên phải.
  • Biển báo 203a: Đây là biển báo đường bị hẹp cả hai bên.
  • Biển số 203b: Đây là biển báo đường bị hẹp về phía trái.
  • Biển báo 203c: Đây là biển báo đường hẹp bên phải.
  • Biển báo 204: Đây là biển báo đường hai chiều.
  • Biển báo 205a,b,c,d,e: Đây là biển báo đường giao nhau.
  • Biển báo 206: Đây là biển báo đường giao nhau chạy theo vòng xuyến.
  • Biển báo 207a: Đây là biển báo giao nhau với đường không ưu tiên bên trái và bên phải.
  • Biển báo 207b: Đây là biển báo giao nhau với đường không ưu tiên bên phải.
  • Biển báo 207c: Đây là biển báo giao nhau với đường không ưu tiên bên trái.

Nhóm biển báo nguy hiểm từ 201 đến 207
Hệ thống biển báo nguy hiểm được đánh số từ 201 đến 247

2.2 Nhóm biển báo nguy hiểm từ 208 đến W.225

Nội dung nhóm biển báo nguy hiểm từ số 208 đến số W.225 cụ thể bao gồm như sau:

  • Biển báo 208: Đây là biển báo giao nhau với đường ưu tiên.
  • Biển báo 209: Đây là biển báo giao nhau có tín hiệu đèn.
  • Biển báo 210: Đây là biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn.
  • Biển báo 211a: Đây là biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
  • Biển báo 211b: Đây là biển báo giao nhau với đường tàu điện.
  • Biển báo 212: Đây là biển báo phía trước có cầu hẹp.
  • Biển báo 213: Đây là biển báo sắp đến cầu tạm.
  • Biển báo 214: Đây là biển báo cầu quay, cầu cất.
  • Biển báo 215: Đây là biển báo sắp đến nơi có kè, vực sâu phía trước.
  • Biển báo 216: Đây là biển báo đường ngầm.
  • Biển báo 217: Đây là biển báo sắp đến bến phà.
  • Biển báo 218: Đây là biển báo sắp đến đường có cửa chui, cổng chắn ngang, kiểu cổng như đường hầm, cổng thành,…
  • Biển báo 219: Đây là biển báo dốc xuống nguy hiểm.
  • Biển báo 220: Đây là biển báo dốc lên nguy hiểm.
  • Biển báo W.221a và W.221b: Đây là biển báo sắp đến đoạn đường không bằng phẳng.
  • Biển báo W.222a: Đây là biển báo đường trơn.
  • Biển số W.222b: Đây là biển báo lề đường nguy hiểm.
  • Biển báo W.223a,b: Đây là biển báo vách núi nguy hiểm.
  • Biển báo W.224: Đây là biển báo đoạn đường người đi bộ cắt ngang.
  • Biển số W.225: Đây là biển báo sắp đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua.

Nhóm biển báo nguy hiểm từ 208 đến W.225
Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền đỏ, nền vàng

2.3 Nhóm biển báo nguy hiểm từ W.226 đến W.247

Nhóm biển báo nguy hiểm từ W.226 đến W.247 sẽ bao gồm những nội dung thông báo như sau:

  • Biển báo W.226: Đây là biển báo đoạn đường thường có người đi xe đạp cắt ngang.
  • Biển báo W.227: Đây là biển báo đoạn đường phía trước đang có công trình sửa chữa, xây dựng, có người và máy móc đang làm việc.
  • Biển báo W.228a,b: Đây là biển báo nguy hiểm đoạn đường có đất đá sạt lở bất ngờ.
  • Biển báo W.228c: Đây là biển báo “Sỏi đá bắn lên” – đoạn đường có kết cấu rời rạc khi đi qua có thể khiến các viên đá sỏi bắn nên gây nguy hiểm.
  • Biển báo W.228d: Đây là biển báo đoạn đường có nền đường yếu, dễ sụt lún.
  • Biển báo W.229: Đây là đoạn đường có dải máy bay lên xuống, đoạn đường ở vùng sát đường sân bay.
  • Biển báo W.230: Đây là biển báo đoạn đường thường có gia súc thả rông.
  • Biển báo W.231: Đây là biển báo đoạn đường thường có thú rừng vượt qua.
  • Biển báo W.232: Đây là biển báo đoạn đường thường có gió ngang thổi mạnh gây nguy hiểm.
  • Biển báo W.233: Đây là biển thông báo trước cho người lái xe biết tính chất nguy hiểm hoặc điều cần chú ý đề phòng.
  • Biển báo W.234: Đây là biển báo giao nhau với đường hai chiều.
  • Biển báo W.235: Đây là biển thông báo đoạn đường đôi.
  • Biển báo W.236: Biển thông báo kết thúc đường đôi.
  • Biển báo W.237: Đây là biển thông báo sắp đến chiếc cầu có độ vồng rất lớn ảnh hưởng đến tầm nhìn.
  • Biển báo W.238: Đây là biển báo phía trước có đường cao tốc.
  • Biển báo W.239a: Đây là biển báo có đường cáp điện ở phía trên.
  • Biển báo W.240: Đây là biển báo đường hầm.
  • Biển báo W.241: Đây là biển báo đoạn đường hay xảy ra ùn tắc giao thông.
  • Biển báo W.242a,b: Đây là biển báo nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ.
  • Biển báo W.242b: Đây là biển báo nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ, vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức không vuông góc, không có rào chắn và không có người gác.
  • Biển báo số W.243 (a,b,c): Đây là biển báo nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ.
  • Biển báo W.244: Đây là biển báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn.
  • Biển báo W.245 (a,b): Đây là biển báo đi chậm.
  • Biển báo W.246 (a,b,c): Đây là biển báo chú ý chướng ngại vật.
  • Biển số W.247: Đây là biển báo chú ý xe đỗ.

3. Mức phạt đối với lỗi không chấp hành biển báo nguy hiểm

Việc không tuân theo và chấp hành biển báo nguy hiểm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng đến tính mạng người và tài sản người tham gia giao thông. Theo Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người không chấp hành biển báo hiệu sẽ bị xử phạt như sau:

3.1 Đối với ô tô

Người điều khiển xe ô tô không chấp hành biển báo sẽ bị xử phạt từ 4 – 6 triệu đồng và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng nếu gây tai nạn giao thông. Mức phạt này theo điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Nếu người điều khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm hay đường có biển báo hiệu có nội dung cấm sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng.

Mức phạt đối với lỗi không chấp hành biển báo nguy hiểm
Không chấp hành biển báo và gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định (Minh họa)

3.2 Đối với xe máy

Mức xử phạt của xe máy căn cứ theo điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Khi người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô không chấp hành hiệu lệnh hay tín hiệu đèn giao thông thì bị phạt từ 800.000đ – 1 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

4. Lời kết

Người điều khiển tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành các biển báo nguy hiểm cũng như các biển báo khác. Đây chính là cách đơn giản để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh mình.

Nếu bạn đang tìm hiểu về xe ô tô đã qua sử dụng thì đừng bỏ lỡ Carpla nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Tại đây chúng tôi có đa dạng mẫu xe, hỗ trợ thủ tục mua bán xe nhanh chóng và bảo mật. Chỉ cần bạn có yêu cầu chúng tôi đều đáp ứng.

BTT Carpla
BTT Carpla
Carpla - Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Carpla có mặt tại các thành phố lớn với chuỗi AutoMall tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
Bài viết liên quan