BlogTin tứcTư vấn pháp luậtCác trường hợp phải giảm tốc độ khi tham gia giao thông...

Các trường hợp phải giảm tốc độ khi tham gia giao thông tài xế cần tuân thủ

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông, tài xế cần nắm rõ luật, biết nhận diện biển báo hiệu, một số trường hợp có thể xảy ra tai nạn… Bài viết dưới đây, Carpla đã bật mí các trường hợp phải giảm tốc độ khi tham gia giao thông tài xế cần nắm rõ để hạn chế tối đa va chạm không đáng có.

1. Lưu ý các trường hợp phải giảm tốc độ khi tham gia giao thông mới nhất

Xét theo Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải chủ động giảm tốc độ để dừng xe lại an toàn trong một số trường hợp sau:

  • Nhìn thấy báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc chướng ngại vật trên đường.
  • Xe cần chuyển hướng chạy hoặc tầm nhìn của chủ xe bị hạn chế.
  • Di chuyển xe đến nơi đường bộ giao nhau cùng mức hoặc đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt/đường vòng/đường có địa hình quanh co hoặc đèo dốc, đường có mặt đường hẹp, đường không đẹp,
  • Lái xe qua cầu, cống hẹp hoặc đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui, gần đỉnh dốc, xuống dốc…
  • Xe lái qua khu vực có trường học, bệnh viện, khu vực đông dân cư, công sở, nhà máy, bến xe, công trình công cộng có nhiều người tập trung hoặc hiện trường mới xảy ra tai nạn giao thông.
  • Điều khiển xe chậm khi đường có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đi qua đường.
  • Giảm tốc độ xe nếu có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường.
  • Đi chậm để tránh xe chạy ngược chiều, cho xe chạy sau vượt lên.
  • Lái xe chậm nếu xe đằng trước phát tín hiệu xin đường, phát tín hiệu khẩn cấp.
  • Đi chậm khi tới gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có người đang lên, xuống xe.
  • Giảm tốc độ khi gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ hoặc xe chở hàng nguy hiểm, xe siêu trường, xe siêu trọng, đoàn người đi bộ…
  • Lái xe chậm khi trời mưa, thời tiết xấu (có sương mù, khói, bụi, lầy lội, đất đá, vật liệu rơi vãi) .
  • Điều khiển xe chậm khi đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm giao dịch thanh toán hoặc trạm cảnh sát giao thông.
các trường hợp phải giảm tốc độ khi tham gia giao thông mới nhất
Các trường hợp phải giảm tốc độ khi tham gia giao thông tài xế cần tuân thủ

2. Vậy, tốc độ tối đa của ô tô khi di chuyển trên đường là bao nhiêu?

Dựa vào Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì xe ô tô nếu không thấy biển báo giới hạn tốc độ vẫn nên chú ý tốc độ tối đa mà phương tiện được phép lưu thông trên các tuyến đường sau:

2.1 Trong khu đông dân cư

Loại xe

Tốc độ tối đa ở đường đôi, đường một chiều có 02 làn trở lên

Tốc độ tối đa ở đường hai chiều, đường một chiều có 01 làn xe

Ô tô

60km/h

50km/h

Xe mô tô hai bánh, ba bánh

60km/h

50km/h

Máy kéo

60km/h

50km/h

Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô

60km/h

50km/h

tốc độ tối đa của ô tô khi di chuyển trên đường là bao nhiêu?
Tốc độ tối đa khi di chuyển trong khu đông dân cư

2.2 Ngoài khu đông dân cư

Loại xe

Tốc độ tối đa ở đường đôi, đường một chiều có 02 làn trở lên

Tốc độ tối đa ở đường hai chiều, đường một chiều có 01 làn xe

Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải đến 3,5 tấn

90km/h

80km/h

Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)

80km/h

70km/h

Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)

70km/h

60km/h

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

60km/h

50km/h

Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy

40km/h

40km/h

Ngoài khu đông dân cư
Tốc độ tối đa khi di chuyển ngoài khu đông dân cư

2.3 Trên cao tốc

Xe ô tô và các loại xe cơ giới giống ô tô khi di chuyển trên đường cao tốc thì tốc độ tối đa có thể di chuyển là 120km/h.

3. Lỗi điều khiển xe vượt quá tốc độ bị phạt như thế nào?

Nếu bạn đã nắm rõ các trường hợp phải giảm tốc độ khi tham gia giao thông thì đừng bỏ qua Nghị định 123/2021/NĐ-CP (quy định phạt hành chính lỗi chạy xe vượt quá tốc độ), cụ thể:

3.1 Xe máy

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Từ 05 – 10 km/h

300.000 – 400.000 đồng

Từ 10 – 20 km/h

800.000 – 1.000.000 đồng

Trên 20 km/h

4.000.000 – 5.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

3.2 Ô tô

Tốc độ vượt quá Mức phạt
Từ 05 – 10 km/h 800.000 – 1.000.000 đồng
Từ 10 – 20 km/h 4.000.000 – 6.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng
Từ 20 – 35 km/h 6.000.000 – 8.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
Trên 35 km/h 10.000.000 – 12.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
Lỗi điều khiển xe vượt quá tốc độ bị phạt như thế nào?
Ô tô vượt quá tốc độ bị phạt từ 800.000 – 12.000.000 đồng

4. Khoảng cách giữ an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông được quy định như thế nào?

Quy định khoảng cách giữ an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường được nêu rõ ở Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:

  • Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển xe phải giữ một khoảng cách an toàn với xe đằng trước không nhỏ hơn giá trị số ghi trên biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
  • Tại mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn tương xứng với tốc độ tối đa được quy định như sau:

Vận tốc

Khoảng cách an toàn

60km/h

35m

60 – 80km/h

55m

80 – 100km/h

70m

100 – 120km/h

100m

  • Trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông với tốc độ <60km/h thì chủ xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn với xe đằng trước. Khoảng cách cần dựa vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để không ảnh hưởng giao thông chung.
  • Tham gia giao thông khi trời mưa, mặt đường trơn trượt, sương mù, địa hình quanh co, đèo dốc hoặc đường có tầm nhìn hạn chế thì chủ xe phải giữ khoảng cách an toàn lớn hơn con số ghi trên biển báo hoặc con số được quy định tại mặt đường khô ráo bên trên.

Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn đã hiểu rõ các trường hợp phải giảm tốc độ khi tham gia giao thông để bản thân được an toàn trong lúc lái xe. Nếu bạn có ý định mua xe ô tô đã qua sử dụng, giá tốt, mẫu mã đa dạng thì cân nhắc liên hệ cho showroom Carpla – Nền tảng mua bán xe đã qua sử dụng lớn nhất toàn quốc nhé.

BTT Carpla
BTT Carpla
Carpla - Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Carpla có mặt tại các thành phố lớn với chuỗi AutoMall tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
Bài viết liên quan