Trong hệ thống phân loại giấy phép lái xe ở Việt Nam, có nhiều hạng khác nhau nhưng số lượng người sở hữu bằng D khá ít nên có rất nhiều người vẫn chưa rõ về loại giấy phép này. Một thắc mắc phổ biến của mọi người khi nhắc đến hạng bằng D là “Bằng D lái xe gì?”. Bài viết này của Carpla sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bằng lái xe hạng D, các loại xe người sở hữu bằng D có thể điều khiển và điều kiện để học và thi lấy bằng lái xe hạng D, cùng tham khảo ngay qua nội dung bên dưới.
Bằng lái xe hạng D là gì?
Bằng lái xe hạng D là giấy phép cá nhân cho phép người sở hữu bằng điều khiển các loại phương tiện vận tải hạng nặng, đặc biệt là xe khách 30 chỗ. Ngoài ra, bằng hạng D cũng cho phép người sở hữu lái các phương tiện có trọng tải dưới 3.500 kg.
Điều kiện sát hạch lấy bằng D rất khó, yêu cầu người thi cần có kỹ năng lái xe tốt và nhiều kinh nghiệm thực tế. Nên đa phần mọi người sẽ thi để lấy giấy chứng nhận các loại bằng khác, sau đó nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D như mong muốn.
Khác với giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn sử dụng lên đến 10 năm, bằng lái xe hạng D chỉ có hiệu lực 5 năm, tương tự như bằng lái xe hạng C và một số loại bằng lái xe hạng nặng khác. Do đó khi giấy phép lái xe hạng D hết hạn, chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục gia hạn để tiếp tục sử dụng giấy phép theo quy định Pháp Luật.
Sở hữu bằng D lái xe gì?
Theo quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng D cho phép người sở hữu điều khiển các loại phương tiện sau:
- Ô tô chở khách từ 10 – 30 chỗ, bao gồm cả chỗ ngồi của tài xế, tức xe loại 9 – 29 chỗ.
- Tất cả các loại xe người sở hữu bằng B1, B2 và C được phép lái, tức là các xe có từ 4 – 9 chỗ ngồi.
- Các phương tiện hạng nặng dưới 3.500 kg, bao gồm cả xe ô tô sử dụng số sàn và số tự động.
Vậy nếu sở hữu bằng D thì bạn có thể lái xe từ 4 đến 30 chỗ và xe hạng nặng dưới 3.500 kg như container, xe tải, máy kéo rơ moóc 3,5 tấn,…
Điều kiện để học và thi bằng D
Điều kiện có bằng D lái xe gì? Bằng lái xe hạng D yêu cầu người lái có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hơn, quy trình thi cũng phức tạp hơn so với các hạng bằng khác. Điều này để đảm bảo người lái đủ trình độ điều khiển xe kích thước lớn, có đủ khả năng giữ an toàn cho mọi hành khách và người tham gia giao thông. Để đủ điều kiện thi bằng D, bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Nâng hạng từ bằng B2 lên hạng D
Việc thi trực tiếp lấy bằng lái xe hạng D là ít khả thi, do đó đa phần mọi người sẽ thi lấy bằng B2 hoặc hạng C trước, sau đó tiến hành nâng hạng bằng từ các giấy phép lái xe được cấp trước đó. Để được nâng bằng từ hạng B2 lên hạng D, bạn cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đối tượng: Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
- Độ tuổi: từ 24 tuổi tính đến ngày thi sát hạch.
- Học vấn: trình độ học vấn 9/12, đã tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc có bằng cấp tương đương.
- Kinh nghiệm: Có ít nhất 100.000 km lái xe an toàn với giấy phép lái xe hạng B2 trong thời gian tối thiểu 5 năm.
- Điều kiện: Giấy phép B2 còn hiệu lực khi đăng ký nâng hạng bằng lên hạng D.
Nâng hạng từ bằng C lên hạng D
Đa phần mọi người nâng bằng C lên D nhiều hơn cả, vì hai loại bằng này chỉ có chút khác biệt về kinh nghiệm lái xe. Để nâng bằng từ hạng C lên hạng D, bạn cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đối tượng: Phải là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
- Độ tuổi: Ít nhất 24 tuổi tính đến ngày thi sát hạch.
- Học vấn: Đã tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc có bằng cấp tương đương (trình độ học vấn 9/12).
- Kinh nghiệm: Cần có ít nhất 50.000 km lái xe an toàn với giấy phép lái xe hạng C trong thời gian tối thiểu 3 năm.
- Điều kiện: Giấy phép C phải còn hiệu lực khi đăng ký nâng hạng.
Như vậy qua thông tin của bạn viết, bạn đã biết bằng D lái xe gì rồi đúng không. Giấy phép lái xe hạng D cho phép người sở hữu điều khiển các loại xe khách từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các phương tiện hạng nặng có trọng tải từ 3.500 kg. Chúc các tài xế sở hữu bằng lái xe hạng D luôn thượng lộ bình an và nhớ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định giao thông khi điều khiển phương tiện của mình.