Phà là một phương tiện phổ biến ở Việt Nam dùng để chở người, chở xe và hàng hóa,… Lái xe qua phà là một kỹ thuật khó đòi hỏi người tài xế phải có kinh nghiệm và hiểu rõ các quy tắc, luật lệ giao thông đường thủy. Việc lái xe lên xuống phà sẽ đơn giản hơn khi bạn đọc tham khảo một số kinh nghiệm hay mà Carpla tổng hợp chi tiết dưới bài viết.
1. Một số việc cần chuẩn bị trước khi lái xe qua phà
Để đảm bảo việc lái xe qua phà an toàn, thuận tiện, nhanh chóng nhất, người tài xế cần phải chuẩn bị trước một số công việc như sau:
- Mua vé cho ô tô và hành khách khi qua phà.
- Mọi hành khách đều phải xuống xe khi qua phà, trừ trường hợp người bệnh, già yếu, phụ nữ có thai,…
- Lái xe theo đúng đường chỉ dẫn, không gây cản trở, làm ùn tắc giao thông khi lên xuống phà.
- Chú ý nên hạ cửa kính trước khi lên phà để giúp việc quan sát bên ngoài dễ hơn và giúp nghe rõ chỉ dẫn từ nhân viên điều khiển phà.
2. Hướng dẫn cách lái xe qua phà đơn giản, đúng kỹ thuật an toàn
Lái xe qua phà đúng kỹ thuật khi lên phà, đỗ xe trên phà và xuống phà sẽ được thực hiện như sau:
2.1 Lái xe khi lên phà
Để lên phà người tài xế lái theo hướng dẫn của nhân viên bến phà. Đối với xe ô tô số sàn nên lưu ý đi ở số 1 và khi phà nằm sát với bến, tài xế cho xe chạy lên từ từ là được. Trường hợp mép phà nổi cao hơn bến thì có thể sử dụng cách lái chéo lên phà theo hình chữ Z. Với cách này sẽ giúp gầm xe thấp không bị sạt gầm, gạ gầm hoặc bị hư cản trước/sau,…
- Ô tô bị lật do nguyên nhân nào? Làm sao để hạn chế lật xe ô tô?
- Ô tô có bị sét đánh không? Lưu ý khi đi dưới trời mưa
Trường hợp phà nhỏ không có đủ không gian lên chéo thì có thể nhờ người xung quanh quan sát, hướng dẫn lái từ bên ngoài. Khi lốp xe trước chạm mép phà hãy nhấn ga nhẹ nhàng sao cho xe có đủ lực kéo lốp vượt qua mép phà. Chú ý không nên đạp ga quá mạnh sẽ khiến dễ gây vọt xe đâm vào thành phà.
Sau khi lốp xe đầu tiên lên được phà, tài xế tiếp tục đánh lái theo người chỉ dẫn. Tiếp đến đạp ga nhẹ cho lốp tiếp theo lên phà và cuối cùng tài xế tăng nhẹ ga đến khi toàn bộ xe lên hẳn trên phà là được.
2.2 Đỗ xe trên phà
Khi xe ô tô đã lên được trên phà và tìm được chỗ đỗ thích hợp thì mọi hành khách đều phải xuống xe. Chỉ có người tài xế ở lại trên xe để có thể xử lý sự cố kịp thời nếu xảy ra.
2.3 Lái xe qua phà lên đường
Sau khi phà đã đến điểm dừng thì các phương tiện lần lượt di chuyển lên đường. Lái xe qua phà lên đường cũng thực hiện tương tự như lúc khởi động máy và bắt đầu di chuyển bình thường.
Tuy nhiên khi lên phà người tài xế cần chú ý quan sát các phương tiện và người đi bộ xung quanh. Bởi vì lượng người, phương tiện lên phà rất đông, không gian di chuyển chật hẹp. Chú ý quan sát, di chuyển xe từ từ lên trên đường để tránh va chạm.
- Ô tô bị bó máy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý hiệu quả nhất
- Ô tô bị khóa vô lăng: Tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục
3. Những lưu ý quan trọng cần nhớ khi lái xe qua phà
Ngoài cách lái xe qua phà đơn giản như hướng dẫn ở trên thì còn một số lưu ý quan trọng khác mà các tài xế cần phải nắm rõ. Cụ thể như sau:
- Vé ô tô lên phà và vé người riêng, không bao gồm hành khách. Vì vậy tài xế cần phải đọc kỹ các quy tắc khi mua vé để tránh sai sót, nhầm lẫn, làm mất thời gian khi lên phà.
- Tất cả mọi hành khách phải xuống xe khi lên phà, trừ trường hợp đặc biệt như người già, người bệnh,…
- Trong thời gian chờ đợi trên phà cần phải giữ trật tự, dừng xe ô tô đúng làn đường quy định để không gây cản trở giao thông.
- Nên tắt máy động cơ xe khi lên phà để giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm lượng khí thải, giúp bảo vệ môi trường.
- Tất cả các trường hợp vi phạm an toàn giao thông bến phà đều có thể bị phạt từ 600.000đ – 800.000đ.
4. Lời kết
Hy vọng với hướng dẫn cách lái xe qua phà được tổng hợp trên bài viết sẽ giúp bạn đọc luôn lái xe an toàn, hiệu quả nhất. Ngoài ra nếu có nhu cầu mua xe ô tô cũ hoặc xem thêm nhiều kinh nghiệm lái xe hữu ích, bạn đọc hãy đến với Carpla nhé.