Ô tô bị khóa vô lăng là tình trạng khiến các tài xế khó chịu khi gặp phải, bởi vì vô lăng bị khoá cứng, không thể xoay chuyển, ảnh hưởng tới việc điều khiển xe ô tô. Thực ra lỗi này xảy ra khá phổ biến và cách khắc phục cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên không phải tài xế nào cũng biết điều đó, do đó hôm nay Carpla chia sẻ chi tiết ở bài viết này để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng vào lúc cần thiết.
1. Nguyên nhân khiến ô tô bị khóa vô lăng
Lý do chính khiến xe hơi bị khóa vô lăng mà các tài xế thường hay mắc phải đó là sau khi đỗ xe và tắt máy, chủ xe vẫn cố ý xoay vô lăng nhằm điều chỉnh bánh xe thật thẳng. Hành động này khiến ô tô nhận được lệnh tự khóa vô lăng – đây là tính năng chống trộm được các nhà sản xuất trang bị cho xe nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.
Việc khóa vô lăng sẽ không gây hư hại cho xe mà chỉ có vai trò chính đó là phòng chống những kẻ gian trộm cắp. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân nữa khiến ô tô bị khóa vô lăng:
1.1 Khu vực bơm trợ lực bị hỏng
Còn một nguyên nhân nữa khiến ô tô bị khóa vô lăng đó là động cơ xe tắt, dẫn đến bơm trợ lực lái không hoạt động. Trong một số trường hợp, bơm trợ lực lái còn bất ngờ bị kẹt khiến cho vô lăng của xe ngay lập tức bị khóa khi chủ xe đang lái.
Vấn đề này không hiếm gặp bởi vì bơm trợ lực lái được nhà sản xuất thiết kế để nâng cao khả năng vận hành cho xe và hỗ trợ người lái khi di chuyển. Chỉ cần động cơ gặp trục trặc, hệ thống bơm trợ lực lái sẽ dừng đột ngột và khóa vô lăng ô tô lại nhằm đảm bảo an toàn cho chủ xe.
- Ô tô bị lật do nguyên nhân nào? Làm sao để hạn chế lật xe ô tô?
- Ô tô có bị sét đánh không? Lưu ý khi đi dưới trời mưa
1.2 Đổi hướng đột ngột
Một nguyên nhân nữa cũng khiến ô tô bị khóa vô lăng đó là chủ xe đã đột ngột đổi hướng xe, quay đầu xe. Hành động này sẽ tác động lên hệ thống truyền động của xe dẫn tới chức năng khóa vô lăng được kích hoạt. Xe chỉ đang tự khởi động cơ chế bảo vệ động cơ và đảm bảo an toàn cho chủ xe. Vì thế chủ xe nên đi chậm và thao tác nhẹ nhàng khi rẽ để giảm tỷ lệ khóa vô lăng.
1.3 Đánh lửa xe bị khóa
Một trường hợp khác cũng dẫn đến tình trạng xe hơi bị khóa vô lăng đó là hệ thống đánh lửa bị khóa. Khi bị quá tải hoặc quá lâu rồi không được kiểm tra, vệ sinh… hệ thống đánh lửa sẽ khóa vô lăng ô tô lại để đảm bảo an toàn cho tài xế trong quá trình điều khiển xe ô tô.
2. TOP 3 cách khắc phục tình trạng xe ô tô bị khóa vô lăng
Để xử lý vấn đề xe hơi bị khóa vô lăng, hiện nay có 3 cách hiệu quả nhất thường được các tài xế áp dụng. Dưới đây chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết, bạn hãy nắm rõ để áp dụng thật chính xác, cụ thể:
2.1 Sử dụng chìa khóa để mở khóa vô lăng
Đây là cách khắc phục tình trạng xe ô tô bị khóa vô lăng đơn giản nhất. Khi xe bị khóa vô lăng sau khi bạn vô tình xoay vô lăng sau khi đã rút chìa khóa ra, lúc này hãy:
- Bước 1: Cắm chìa khóa vào ổ khóa.
- Bước 2: Vặn chìa khóa một cách nhẹ nhàng.
- Bước 3: Xác định hướng có chốt khóa để xoay vô lăng theo hướng còn lại (chú ý vẫn vặn chìa khóa).
Lưu ý: Trong quá trình xoay chìa khóa, tài xế không được lắc hay tác động lực quá mạnh lên vô lăng để tránh hỏng hóc. Nếu chìa khóa xe đã bị hao mòn, khó vặn… thì chủ xe cần thử kéo khóa ra khoảng 2 – 3mm để vặn.
2.2 Làm trơn ổ khóa
Cách thứ 2 có thể khắc phục tình trạng xe ô tô bị khóa vô lăng đó là làm sạch ổ khóa bằng chất làm sạch chuyên dụng. Sau đó cắm chìa khóa vào ổ khóa đã được làm sạch tương tự như cách 1. Tiếp theo hãy nhẹ nhàng cắm và rút chìa khóa vào ổ cắm thật nhiều lần để làm sạch các vết bẩn sâu bên trong ổ khóa. Khi thực hiện, bạn cần đảm bảo chìa khóa của mình không bị cong, gãy, mòn hoặc sứt mẻ.
- Phương pháp khởi hành xe ngang dốc cho xe số sàn và xe số tự động
- Shift lock là gì? Vị trí, cách sử dụng và tính năng vượt trội
2.3 Thay ổ khóa mới
Nếu bạn đã thực hiện cả 2 cách khắc phục phía trên nhưng vô lăng của xe vẫn bị khóa thì tài xế nên liên hệ với garage sửa khóa ô tô chuyên nghiệp nhằm xử lý kịp thời. Sau đó tiến hành thay ổ khóa mới ngay tại nhà dựa theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Tháo nắp cổ vô lăng xe ô tô xuống.
- Bước 2: Sử dụng tua vít để mở ổ khóa, tiến hành so sánh ổ khóa cũ cùng ổ khóa mới để đảm bảo sự đồng bộ, tính sử dụng thuận lợi.
- Bước 3: Lắp ổ khóa mới vào cụm khóa xe ô tô, đảm bảo vị trí đặt đúng vị trí của ổ khóa cũ.
- Bước 4: Cuối cùng là lắp cụm khóa trở lại xe, sau đó khởi động xe và mở vô lăng để kiểm tra.
Trên đây là các nguyên nhân và những cách khắc phục vấn đề ô tô bị khóa vô lăng chính xác nhất đã được chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bạn đọc có thể ghi nhớ để áp dụng thuần thục, đảm bảo quá trình sử dụng xe được suôn sẻ hơn. Nếu bạn có ý mua xe oto cũ với mức giá hấp dẫn thì liên hệ Carpla – Nền tảng mua bán xe đã qua sử dụng lớn nhất toàn quốc nhé.