BlogTin tứcKinh nghiệm lái xeÔ tô bị bó máy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý...

Ô tô bị bó máy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý hiệu quả nhất

Ô tô bị bó máy là tình trạng mà các tài xế lái xe hay gặp phải sau một thời gian sử dụng. Hiện tượng này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của xe và làm mất sự an toàn khi điều khiển phương tiện. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này như nào? Nguyên nhân, cách khắc phục ra sao? Bạn đọc cùng Carpla tìm hiểu kỹ hơn về lỗi bó máy xe ô tô để có thể nhận biết và tìm cách xử lý phù hợp nếu xảy ra.

1. Ô tô bị bó máy là gì?

Ô tô bị bó máy có nghĩa là bộ phận động cơ gặp trục trặc gì đó khiến xe không thể hoạt động được. Cụ thể hơn piston bị kẹt trong xi-lanh của động cơ khiến chúng không thể di chuyển lên xuống như bình thường hoặc di chuyển khó khăn. Khi piston không di chuyển trơn tru sẽ gây ra nhiều hậu quả làm mất sự an toàn như: mòn thành xi-lanh, tiếng động cơ kêu to, xe bị rung lắc khi di chuyển,…

Ô tô bị bó máy là gì?
Ô tô bị bó máy là piston bị kẹt trong xi-lanh động cơ khiến hoạt động kém hơn

2. Động cơ ô tô bị bó máy sẽ gây ra những hậu quả gì?

Khi động cơ xe ô tô bị bó máy sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sự an toàn của người và phương tiện.Hậu quả đó là:

2.1 Giảm hiệu suất hoạt động của động cơ

Ô tô bị bó máy sẽ khiến sức mạnh của động cơ xe bị giảm. Bởi piston bị kẹt, bị bó trong xi-lanh không thể di chuyển được. Khí nén khi đó không được nén đầy đủ và không cấp nhiên liệu đủ cho động cơ. Từ đó khiến sức mạnh của động cơ bị giảm và hiệu suất hoạt động của xe cũng bị ảnh hưởng theo.

Ô tô bị bó máy
Ô tô bị bó máy khiến xe hoạt động kém, tiêu hao nhiều nhiên liệu, chi phí sửa chữa

2.2 Xe ô tô bị tiêu hao nhiều nhiên liệu

Động cơ bị bó máy sẽ khiến piston không đẩy lên đẩy xuống được và khiến nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn, việc thoát khí thải cũng khó khăn hơn. Nếu không phát hiện xử lý lỗi này sớm sẽ khiến nâng cao chi phí nhiên liệu sử dụng và chi phí sửa chữa động cơ.

2.3 Xe có tiếng động lạ, kêu to, xe bị rung lắc mạnh

Piston bị bó chặt trong xi-lanh động cơ và không thể di chuyển đúng cách sẽ có thể gây ra tiếng động kêu to, xe bị rung lắc mạnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của động cơ, ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe và gây ra tình trạng mất an toàn.

Tác hại ô tô bị bó máy
Tuổi thọ của xe ô tô bị giảm mạnh khi động cơ bị bó máy thường xuyên

2.4 Giảm tuổi thọ động cơ xe

Động cơ xe ô tô bị bó máy kéo dài mà không được sửa chữa kịp thời sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho động cơ. Khi đó piston ma sát mạnh với thành xi-lanh gây mòn, gây xước và khiến động cơ hoạt động kém hiệu suất hoặc gây hỏng động cơ hoàn toàn. Việc bảo dưỡng định kỳ cho động cơ là điều cần thiết, quan trọng và tránh được lỗi bó máy, đảm bảo độ an toàn cho xe hoạt động.

3. Dấu hiệu nhận biết xe ô tô bị bó máy

Nếu xe ô tô của bạn xuất hiện những dấu hiệu bên dưới đây thì có thể động cơ bị bó máy. Đó là:

3.1 Khả năng tăng tốc yếu, bị hụt ga

Dấu hiệu thường gặp phổ biến nhất khi xe bị bó máy đó là tăng tốc yếu, xe bị hụt ga hoặc bị rung giật,… Nguyên nhân có thể do xi lạnh không hoạt động khiến động cơ xe chạy không ổn định, xe chạy yếu hơn, khả năng tăng tốc kém, bị hụt ga hoặc rung giật mạnh.

Dấu hiệu ô tô bị bó máy
Xe chạy kêu to, rung lắc, tăng tốc yếu, hụt hơi, có khói lạ là dấu hiệu của động cơ bị bó máy

3.2 Xe có tiếng kêu lạ, cảm thấy nhiều tiếng ồn hơn

Một dấu hiệu khác của xe ô tô bị bó máy đó là tiếng ồn to hơn, xuất hiện nhiều tiếng kêu lạ. Động cơ bị kẹt xuất hiện các tiếng gõ như tiếng búa, nhiều tiếng ồn khi tăng tốc. Một số trường hợp xe còn xuất hiện có tiếng nổ lốp bốp hay tiếng hắt hơi lạ.

3.3 Ô tô có mùi xăng sống

Nếu xe ô tô của bạn có mùi xăng sống thì đây là dấu hiệu của động cơ bị bó máy. Dấu hiệu này rất phổ biến và do nhiên liệu không được đốt cháy, chúng đi theo van xả thải ra ngoài. Bên cạnh mùi xăng sống một số trường hợp còn đi kèm với mùi nước làm mát, hơi nước hay dầu động cơ,…

3.4 Xuất hiện khói xe có màu lạ

Động cơ bị bó máy khiến nhiên liệu không được đốt cháy hết và thải trực tiếp ra ngoài nên khí thải khói sẽ có màu lạ. Đối với xe ô tô chạy dầu khí thải của động cơ bị bó máy có màu xanh, còn xe chạy xăng khí thải có màu đen.

4. Nguyên nhân nào dẫn đến động cơ xe bị bó máy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến động cơ xe bị bó máy, nguyên nhân có thể từ xe hoặc có thể từ lỗi người dùng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến xe bị bó máy, bao gồm:

4.1 Xe bị thiếu dầu bôi trơn hoặc sử dụng dầu bôi trơn kém chất lượng

Thiếu dầu bôi trơn hoặc sử dụng dầu bôi trơn kém chất lượng không chính hãng là một trong số các nguyên nhân chính khiến ô tô bị bó máy. Dầu bôi trơn có tác dụng bảo vệ piston và xi-lanh trước sự ma sát khi xe hoạt động và giúp hạ nhiệt độ trong động cơ nhanh chóng. Lượng dầu bôi trơn không đủ cung cấp cho động cơ sẽ khiến piston và xilanh bị khô, bị kẹt, bị mòn và tích tụ nhiều bụi bẩn.

Nguyên nhân ô tô bị bó máy
Xe bị thiếu dầu bôi trơn hoặc sử dụng loại kém chất lượng cũng tăng khả năng bó máy

4.2 Xe sử dụng dài ngày không được bảo trì, bảo dưỡng

Một nguyên nhân khác khiến piston trong động cơ bị bó đó là xe sử dụng dài ngày không được bảo trì, bảo dưỡng. Điều này khiến các chi tiết bên trong động cơ bị mòn, tích tụ nhiều bụi bẩn và làm mất độ trơn tru khi hoạt động.

4.3 Piston, thành xi-lanh bị cặn bẩn

Sử dụng nhiên liệu không đạt chất lượng tiêu chuẩn và khi xe hoạt động, dầu sục lên buồng đốt khiến bám nhiều cặn bẩn. Các cặn bẩn này lâu dần sẽ tích tụ nhiều làm piston bị mòn, bị kẹt và làm ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ, tăng khả năng bị bó máy.

Nguyên nhân ô tô bị bó máy
Xe không bảo dưỡng định kỳ khiến piston tích tụ nhiều cặn bẩn gây tình trạng bó máy

4.4 Động cơ bị quá nhiệt

Sử dụng xe dài ngày mà quên không bảo trì, bảo dưỡng sẽ khiến động cơ nóng lên quả mức so với tiêu chuẩn. Việc động cơ quá nhiệt cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến xe ô tô bị bó máy. Nước làm mát trong xe bị thiếu hoặc bị hết sẽ làm các chi tiết kim loại nóng lên, giãn nở và tạo ra ma sát. Điều này khiến piston và thành xi-lanh bị mòn nhanh hơn, tăng khả năng bó máy.

4.5 Không kiểm tra nước làm mát trước khi chạy

Rất nhiều người không có thói quen kiểm tra nước làm mát trên xe ô tô. Thậm chí còn có khá nhiều người không biết vị trí hộp nước làm mát nằm ở chỗ nào. Trong quá trình chạy xe, nước làm mát bị thiếu hụt sẽ khiến nhiệt độ động cơ thổi gioăng mặt máy và làm piston giãn nở gây hiện tượng bó máy.

4.6 Bỏ qua các cảnh bảo trên bảng điều khiển

Ở những mẫu xe ô tô đời mới hiện đại sẽ có bảng cảnh báo về mức dầu nhớt, nước làm mát, nhiệt độ động cơ bất thường,… Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường xe sẽ phát ra cảnh báo trên bảng điều khiển. Khi lái xe mà không để ý đến các đèn cảnh báo, kim nhiệt độ trên bảng điều khiển thì sẽ rất là nguy hiểm. Đến lúc có sự cố xảy ra sẽ gây mất an toàn, tốn kém nhiều chi phí sửa chữa.

Nguyên nhân ô tô bị bó máy
Cần chú ý các cảnh bảo trên bảng điều khiển xe để quá trình lái xe an toàn hơn

Bạn hãy tập thói quen cho mình thường xuyên quan sát bảng điều khiển trên xe. Nếu thấy đèn cảnh báo xuất hiện hoặc kim báo nhiệt độ tăng cao ở mức vượt quá quy định thì hãy dừng xe lại không được chạy cố và đưa xe đi kiểm tra ngay để tránh rủi ro.

5. Cách khắc phục ô tô bị bó máy hiệu quả nhất

Nếu xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng bó máy bạn không nên cố chạy mà hãy cho xe ô tô đến trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra. Tại đây các nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra và xử lý các lỗi bó máy một cách hiệu quả nhất. Họ sẽ thay dầu bôi trơn, vệ sinh piston, xi-lanh, kiểm tra hệ thống làm mát và bổ sung thêm nước nếu thiếu,…

Cách khắc phục xe ô tô bị bó máy
Khi xe ô tô bị bó máy hãy mang đến trung tâm sửa chữa uy tín để khắc phục

6. Lời kết

Biết các dấu hiệu, nguyên nhân khi xe ô tô bị bó máy sẽ giúp bạn nhanh chóng cho xe đi kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng. Chúc bạn có những chuyến đi an toàn và gặp nhiều may mắn. Để xem thêm nhiều thông tin hay về xe ô tô, bạn hãy đồng hành cùng Carpla trong những bài viết tiếp theo và đừng quên truy cập website của Carpla thường xuyên để cập nhật kho xe ô tô cũ nhé.

BTT Carpla
BTT Carpla
Carpla - Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Carpla có mặt tại các thành phố lớn với chuỗi AutoMall tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
Bài viết liên quan