Thực tế có rất nhiều anh em lái xe không nắm rõ được hết các thông số lốp xe ô tô bởi vì nhiều lý do khác nhau. Bạn cần biết cách đọc thông số lốp xe ô tô để biết cách chọn đúng loại lốp phù hợp với xế cưng của mình khi thay. Hãy cùng Carpla tìm hiểu ngay dưới đây để nắm rõ nhé.
1. Hướng dẫn cụ thể cách đọc thông số lốp xe ô tô cơ bản
Rõ ràng một chiếc lốp xe ô tô phù hợp sẽ giúp xe vận hành mượt mà, êm ái và đảm bảo an toàn trên mọi nẻo đường. Nếu bạn đã chạy xe một thời gian và đang có ý định thay lốp xe hãy ghi nhớ các thông số của lốp để chọn cho đúng loại. Thường thì các thông số sẽ thể hiện bằng ký hiệu nên bạn hãy chú ý ghi lại nhé:
+ Tên hãng sản xuất và tên của lốp xe ô tô: Phần thông tin này sẽ được ghi dưới dạng chữ cái hoa hoặc chữ viết thường và có thể kèm theo chữ số. Các chữ, số thường được nhà sản xuất in nổi với kích thước to, rõ ràng. Phần thông tin này thường nằm phía vòng ngoài của lốp xe.
- Hướng dẫn cách ngả ghế xe khách dễ dàng nhất
- Hướng dẫn cách nhìn gương chiếu hậu khi lùi xe an toàn nhất
+ Loại lốp xe: Các thông số về loại lốp sẽ được in bên hông và nằm ở phía trước tên lốp, ký hiệu bằng chữ hoa. Bạn cần nhớ các thông số lốp xe ô tô này dưới đây:
- Chữ P là viết tắt của Passenger nghĩa là dòng lốp dành cho loại xe du lịch hoặc xe gia đình.
- Chữ LT là viết tắt của light truck: Đây là dòng lốp dành cho các loại xe bán tải và xe tải nhẹ.
- Chữ T là viết tắt của Temporary: Thông tin này sẽ cho bạn biết đây là loại lốp chỉ được dùng để thay thế tạm thời.
- Chữ ST là viết tắt của Special Trailer: Đây thông tin cho bạn biết loại lốp này dành cho các loại xe đầu kéo đặc biệt.
- Chữ C sẽ cho bạn biết đây là loại lốp dành cho dòng xe thương mại và các loại xe tải hạng nặng.
+ Thông tin về chiều rộng lốp: Thông tin này sẽ cho bạn biết bề mặt lốp sẽ rộng bao nhiêu khi tiếp xúc với mặt đường. Kích thước chiều rộng sẽ được ghi theo đơn vị mm và được tính từ góc này tới góc kia. Phần thông tin này sẽ nằm ở phía hông lốp, nằm bên cạnh thông số của loại lốp và được ngăn cách bằng dấu gạch chéo “/”.
+ Thông số biên dạng lốp: Thông số này là thông số tiếp theo liền kề với độ rộng lốp, ngăn bằng dấu gạch chéo “/”. Thông số này cho bạn biết tỷ lệ chiều cao giữa phần hông với phần chiều rộng của lốp xe ô tô.
+ Thông tin về Cấu trúc lốp: Phần thông số này nằm ở ngay bên cạnh biên dạng lốp bên trên. Các thông số này sẽ được thể hiện dưới dạng chữ cái R, B, D hoặc chữ E. Trong đó chữ cấu trúc lốp bố thép tỏa tròn Radial ký hiệu bằng chữ R là loại phổ biến nhất và được ứng dụng nhiều nhất cho các dòng xe ô tô hiện nay. Còn lại các dạng lốp có cấu trúc. E, B, D sẽ ít xuất hiện hơn.
+ Thông số đường kính mâm xe: Thông số này thường để ngay cạnh loại cấu trúc lốp xe ô tô. Thường thì các dòng xe ô tô sẽ sử dụng những cỡ vành xe khác nhau nên bạn cần xem xét yếu tố này để biết chọn loại lốp phù hợp với vành xe.
+ Năm sản xuất của lốp xe ô tô: Bạn nên chú ý tới thông số lốp xe ô tô này. Năm sản xuất sẽ có 4 chữ số, trong đó tháng sản xuất là 2 số đầu, năm sản xuất là 2 số sau. Bạn nên chú ý xem thời gian sản xuất lốp là bao lâu. Đương nhiên nếu lốp đã sản xuất quá lâu thì đừng nên chọn mua vì sẽ khiến cho chất lượng bị giảm đi, sử dụng sẽ nhanh hỏng hơn.
+ Khả năng chịu nhiệt của lốp: Bạn hãy xem thông số này ở bên trong lốp. Nhà sản xuất quy định các mức chịu nhiệt bằng ký hiệu A, B, C. Thứ tự mức độ chịu nhiệt giảm dần từ cao xuống thấp, A là mức cao nhất, B là mức chịu nhiệt trung bình và C là mức chịu nhiệt thấp nhất.
+ Chỉ số trọng tải của lốp xe ô tô: Bạn có thể thông qua chỉ số này để xem lốp xe có thể chịu được tải trọng là bao nhiêu. Đương nhiên chỉ số tải trọng càng cao thì lốp sẽ càng chịu tải trọng tốt. Thông số này thường được ghi ngay bên cạnh thông số về đường kính mâm xe nên hãy chú ý nhé.
+ Chỉ số vận tốc của lốp xe ô tô: Nếu bạn để ý sẽ thấy ngay bên cạnh thông số tải trọng của lốp sẽ có thêm chữ cái khác và đây chính là chỉ số vận tải của lốp. Đây là chỉ số cho biết sự tương ứng giữa mức độ tải trọng với tốc độ di chuyển trên đường. Nếu bạn biết chọn và để ý tới thông số này sẽ hạn chế tình trạng nổ lốp gây nguy hiểm khi đang tham gia giao thông.
+ Thông số Gai lốp xe ô tô: Mục đích tạo ra các gai trên lốp xe ô tô chính là giúp xe bám đường và tạo độ ma sát tốt hơn. Điều này giúp lái xe an toàn, tránh trơn trượt và giảm hao mòn phanh xe ô tô. Bạn hãy chú ý các loại gai trên lốp xe ô tô, chúng có thể thuộc 1 trong số các loại phổ biến như gai bất đối xứng, gai đối xứng hoặc gai mũi tên. Trên bề mặt lốp bạn sẽ nhìn thấy ngay loại gai.
- Hướng dẫn cách kiểm tra nước làm mát ô tô dễ dàng
- Hướng dẫn cách lái xe số tự động chi tiết nhất từ A-Z
2. Thời hạn sử dụng lốp xe ô tô là bao lâu?
Bạn cần phải quan tâm tới thời hạn sử dụng lốp xe ô tô để đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện. Thông thường theo khuyến cáo của nhà sản xuất lốp xe ô tô sẽ có thời gian sử dụng trung bình từ 5-6 năm. Tuy nhiên thời hạn thực tế có thể sẽ ngắn hơn tùy theo số km di chuyển tính từ khi thay lốp. Ngoài ra nếu bạn hay di chuyển xe ô tô trên các cung đường khó đi, gồ ghề, sỏi đá, nắng mưa hoặc tiếp xúc với nhiều hóa chất, dầu mỡ thì thời gian sẽ rút ngắn hơn.
Bạn cần đánh giá xem khi lái xe có tình trạng rung lắc ở vô lăng, tiếng ồn bất thường… hoặc cảm nhận lái xe không còn trơn tru nữa hãy mang xe đi kiểm tra ngay. Nếu lốp xe của bạn đã hao mòn và không còn đảm bảo an toàn khi di chuyển hãy thay ngay nhé. Khi lựa chọn lốp mới hãy chú ý nhớ những thông số lốp xe ô tô bên trên để giúp mình chọn đúng loại lốp phù hợp.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc xe ô tô cũ thì Carpla là lựa chọn hàng đầu Việt Nam. Với các bước kiểm định xe 160 và bảo hành lên tới 12 tháng hoặc 20.000km.
Chúc bạn vạn dặm bình an!