Dây an toàn ô tô là bộ phận thường bị nhiều người ngó lơ khi sử dụng, điều khiển xe ô tô. Vậy, dây an toàn xe ô tô có vai trò gì? Nên sử dụng như thế nào? Bạn tò mò về những vấn đề này thì theo dõi bài viết dưới đây của Carpla để biết thêm chi tiết nhé.
1. Dây an toàn ô tô là gì?
Bộ phận này được trang bị để giữ chặt người ngồi vào ghế ô tô trong trường hợp có va chạm, tai nạn xảy ra. Nhờ vào đó, mọi người sẽ không bị ngã xô về phía trước, giảm thiểu tối đa tình trạng đau đớn, chấn thương.
2. Tầm quan trọng của dây an toàn ô tô
Tác dụng chính của dây an toàn trên xe ô tô là bảo vệ người trong xe khỏi các tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên có nhiều người lại không chú ý sử dụng, thậm chí có người lại còn cảm thấy khó chịu khi phải đeo dây an toàn theo đúng quy định của Bộ GTVT. Dưới đây là những tác dụng của dây an toàn ô tô mà bạn nên biết:
2.1 Giúp bảo vệ vùng mặt
Khi xe ô tô đang di chuyển với tốc độ 70-100 km/h mà gặp sự cố phải dừng lại đột ngột thì theo quán tính, hành khách ngồi trong xe sẽ lao về phía trước cùng với tốc độ tương tự. Chính vì thế dây an toàn ô tô sẽ giúp người dùng “thắng” lực quán tính, ghì lại hành khách để bảo vệ phần đầu và mặt khỏi các va đập vào kính, vô lăng hoặc ghế ngồi phía trước. Mọi người sẽ giảm đáng kể các tổn thương nghiêm trọng, bảo vệ tốt nhất những bộ phận quan trọng của cơ thể.
- Tham khảo các loại phụ kiện cần thiết cho xe hơi bạn nên biết
- Thu phí tự động VETC là gì? Hướng dẫn các bước đăng ký
2.2 Đảm bảo không bị văng khỏi xe
Một lợi ích nữa của việc sử dụng dây an toàn ô tô đó là hạn chế tình trạng không bị văng ra khỏi xe nếu xe có gặp phải tai nạn nghiêm trọng. Khi xe bị lật hoặc bung cánh cửa do va chạm, dây an toàn sẽ bảo vệ để hành khách không lao vào kính, giảm va chạm với vô lăng hoặc những bộ phận khác của xe nhờ vào lực quán tính.
2.3 Giảm va đập giữa các hành khách
Một vai trò nữa khiến việc sử dụng dây an toàn ô tô trở nên cần thiết đó là giảm sự va đập vào nhau giữa các hành khách trên xe. Điều này sẽ hạn chế các thương tích nghiêm trọng, va đập đau đớn xảy ra giữa mọi người khi xe tai nạn, phanh đột ngột hoặc bị lật, xoay ngang,…
2.4 Hỗ trợ túi khí bung hiệu quả hơn
Túi khí và dây đai an toàn là 02 bộ phận hoạt động độc lập trên xe ô tô, tuy nhiên vai trò chính đều là bảo vệ người dùng khi xe gặp sự cố. Dựa vào các thí nghiệm thực tế, túi khí có thể không đạt hiệu quả nếu hành khách trên xe không thắt dây an toàn. Hai bộ phận xe hỗ trợ nhau để phát huy tối đa tác dụng an toàn khi cần thiết.
- Tìm hiểu vị trí ngồi xe an toàn trên ô tô bạn nên biết
- Tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông
3. Hướng dẫn đeo dây an toàn ô tô đúng cách
Để bản thân mình và mọi người nhận được tối đa các tác dụng tuyệt vời của dây an toàn ô tô, tốt nhất bạn hãy nắm được cách đeo chính xác. Dưới đây là từng bước thực hiện đã được hướng dẫn chi tiết để bạn đọc dễ tham khảo, áp dụng:
Bước 1: Ngồi đúng tư thế, chú ý thẳng lưng và hông cố định vững vàng trên ghế.
Bước 2: Kéo dây an toàn qua người, cài vào chốt.
Bước 3: Điều chỉnh đai an toàn, kéo đai dưới qua bụng dưới và xương chậu, đeo càng sát người càng tốt. Kéo đai trên để ở phần xương đòn và ngực, không ép lên cổ và mặt.
Bước 4: Kéo phần dây từ khóa đến vai ra khỏi cơ thể nhằm loại bỏ khoảng cách lỏng lẻo (nếu có).
4. Cách tháo dây an toàn ô tô để thay thế, sửa chữa
Sau một thời gian sử dụng, chắc chắn người dùng cần tháo dây an toàn ô tô ra để thay thế, sửa chữa. Vậy, thao tác tháo như thế nào? Dưới đây chúng tôi đã hướng dẫn từng bước một để bạn dễ áp dụng theo:
4.1 Bước 1: Xác định vị trí các bu lông
Tài xế cần giữ cả hai đầu của dây an toàn để xác định vị trí của các bu lông. Nhiều xe sẽ có nắp nhựa, do đó tài xế phải tháo nắp nhựa ra để tìm vị trí bu lông. Cũng có xe mà các bu lông được gắn vào bên cạnh ghế, gắn vào sàn hoặc bảng điều khiển bên cạnh. Nếu xe của tài xế là loại dây an toàn 3 điểm, tài xế cần tháo chốt cho dây đai đeo vai, đai đùi và khóa. Trường hợp xe chỉ có 1 đai thắt lưng, tài xế chỉ cần tháo đai và khóa là được.
4.2 Bước 2: Tháo các đầu của dây an toàn, đặt dây rút mới
Sử dụng cờ lê để tháo tất cả đầu của dây an toàn cũ và tháo chốt của dây đai. Sau đó đặt dây rút mới lên các lỗ mà tài xế sẽ chèn các bu lông vào. Nhiều mẫu xe chỉ có 1 bu lông, trong khi đó vẫn có xe có từ 2-3 bu lông.
4.3 Bước 3: Bắt vít rút lại, đặt khóa mới
Tài xế tiến hành bắt vít mới vào vị trí đã xác định được, sau đó siết chặt bằng cờ lê. Tiếp theo là đặt khóa mới lên các lỗ mà bản thân đã chèn các bu lông vào.
4.4 Bước 4: Thắt chặt bu lông, kiểm tra
Cuối cùng là đặt bu lông khóa mới vào vị trí đã xác định, sau đó thắt thật chặt bằng cờ lê. Tài xế tiến hành kiểm tra dây an toàn bằng cách kéo dây đai từ bộ rút lại để xem dây đã vào vị trí chưa. Sau đó chèn lưỡi của dây an toàn vào khóa và kéo là xong.
5. Lưu ý gì trong quá trình sử dụng dây an toàn trên xe ô tô?
Dưới đây là một số lưu ý tài xế và hành khách cần ghi nhớ trong quá trình sử dụng dây an toàn trên xe ô tô. Cụ thể gồm có:
- Dây an toàn trên xe ô tô cần được thay mới ngay lập tức nếu xuất hiện dấu hiệu lỏng lẻo, đứt hay mục nát.
- Thay thế dây mới nếu thấy dây không tự thu, không tự siết chặt cơ thể.
- Thay thế dây mới nếu dây hoạt động không ổn định, khoá cài dễ bị bung ra, dây yếu không có đủ lực.
- Định kỳ kiểm tra để sửa chữa, thay thế dây an toàn ô tô thật kịp thời.
- Chỉ lắp đặt, sử dụng dây an toàn chính hãng, chất lượng.
6. Cập nhật quy định xử phạt không thắt dây an toàn trên xe ô tô
Nếu tài xế và hành khách không thắt dây an toàn ô tô sẽ bị công an giao thông xử phạt dựa theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
6.1 Xử phạt với người điều khiển xe ô tô không thắt dây an toàn
Xét theo Điểm p Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe ô tô chạy trên đường quy định xử phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng. Nếu chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn, tài xế sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo Điểm q Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2029/NĐ-CP.
6.2 Xử phạt với người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn
Xét theo Khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Qua bài viết này của chúng tôi, chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến dây an toàn ô tô. Hy vọng bạn nắm được cách sử dụng dây an toàn chính xác để bảo đảm an toàn cho mình khi ngồi trên xe ô tô. Nếu bạn có ý định mua xe cũ mà dây an toàn vẫn còn mới với mức giá tốt thì liên hệ cho Carpla – Nền tảng mua bán xe đã qua sử dụng lớn nhất toàn quốc để nhận được tư vấn, báo giá chi tiết nhé.