BlogTin tứcTư vấn pháp luậtLợi ích và rủi ro khi mua ô tô đứng tên công...

Lợi ích và rủi ro khi mua ô tô đứng tên công ty và thủ tục sang tên chi tiết

Nhiều người lựa chọn đăng ký ô tô cá nhân đứng tên công ty, nhưng bạn có biết việc làm này có những lợi ích và tiềm ẩn những rủi ro gì về giấy tờ, pháp lý không? Dưới đây Carpla sẽ cung cấp thông tin giúp bạn nắm rõ mặt lợi và hại khi mua ô tô đứng tên công ty cùng thủ tục sang tên để tránh các rủi ro trong quá trình sử dụng xe.

1. Những lợi ích khi mua ô tô đứng tên công ty

Ở Việt Nam, nhiều chủ xe ô tô cá nhân lựa chọn đăng ký đứng tên công ty dù xe phục vụ di chuyển cho bản thân hoặc gia đình. Lợi ích khi mua xe ô tô đứng tên công ty cụ thể như sau:

1.1 Khấu trừ thuế VAT

Một lợi ích rõ ràng khi mua ô tô đứng tên công ty là công ty có thể khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào. Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí thực tế của chiếc xe so với khi mua xe cá nhân.

Ví dụ: Nếu xe có giá trị 1 tỷ đồng và thuế VAT là 10%, công ty sẽ được khấu trừ 100 triệu đồng giúp tiết kiệm chi phí mua xe.

1.2 Khấu hao tài sản cố định

Xe ô tô khi mua ô tô đứng tên công ty sẽ được xem như là tài sản cố định của công ty và có thể thực hiện khấu hao theo quy định pháp luật. Các chi phí khấu hao này sẽ được tính vào chi phí hoạt động, giúp công ty giảm bớt lợi nhuận chịu thuế.

1.3 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành xe

Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô, hay các chi phí liên quan đến việc sử dụng xe ô tô cho mục đích công việc, như xăng dầu có thể được tính vào chi phí kinh doanh, giúp giảm đi lợi nhuận chịu thuế của công ty.

Giới hạn trách nhiệm khi bồi thường trong trường hợp không may

Trong một số trường hợp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có sự khác nhau giữa công ty và cá nhân:

– Đối với cá nhân: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân trong trường hợp không may là “vô hạn”. Cá nhân có thể cần phải dùng tất cả tài sản của mình để thanh toán cho khoản bồi thường.

– Đối với công ty: Các loại hình doanh nghiệp sau: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thì công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.

Những lợi ích khi mua ô tô đứng tên công ty
Mua ô tô đứng tên công ty có lợi và hại gì?

2. Rủi ro khi mua ô tô đứng tên công ty

Mặc dù việc mua xe ô tô cá nhân đứng tên công ty mang lại một số lợi ích rõ ràng nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro, cụ thể là:

2.1 Vi phạm pháp lý khi sai mục đích sử dụng xe

Việc sử dụng xe ô tô công ty cho mục đích cá nhân có thể vi phạm các quy định pháp lý, đặc biệt là trong việc phân biệt chi phí cá nhân và chi phí công ty. Nếu bị cơ quan thuế phát hiện, công ty có thể bị yêu cầu giải trình và chịu phạt.

2.2 Tăng chi phí bảo hiểm xe

Bảo hiểm áp dụng với xe ô tô đứng tên công ty thường có mức phí cao hơn so với bảo hiểm cho xe cá nhân. Do đó khi mua ô tô đứng tên công ty, bạn sẽ tốn chi phí hơn khi mua bảo hiểm xe, mức chênh lệch có thể lên đến 20 – 30% so với bảo hiểm cho xe cá nhân.

2.3 Khó khăn trong việc chuyển nhượng

Khi người dùng cần bán hoặc chuyển nhượng xe, thủ tục chuyển nhượng xe ô tô đứng tên công ty sẽ rườm rà hơn. Đặc biệt chủ xe cần phải có sự phê duyệt của ban quản lý công ty, đồng thời thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu xe.

2.4 Ảnh hưởng đến quyền sở hữu cá nhân

Mua ô tô đứng tên công ty tức là xe không thuộc quyền sở hữu cá nhân. Điều này có thể dẫn đến rủi ro trong trường hợp công ty gặp khó khăn tài chính hoặc phá sản, khi đó tài sản của công ty sẽ bị xử lý để trả nợ.

Ví dụ: Nếu công ty phá sản, xe ô tô có thể bị thu hồi/bán đấu giá để thanh toán các khoản nợ của công ty, ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ xe.

2.5 Có thể bị kiểm tra thuế

Xe ô tô đứng tên công ty có thể bị cơ quan thuế kiểm tra kỹ lưỡng hơn về việc sử dụng và các chi phí liên quan, đặc biệt là khi sử dụng cho các mục đích không hoàn toàn phục vụ công việc.

Rủi ro khi mua ô tô đứng tên công ty
Mua xe đứng tên công ty sẽ gia tăng chi phí bảo hiểm xe so với xe đăng ký sở hữu cá nhân

3. Thủ tục sang tên xe ô tô từ công ty sang cá nhân

Nếu bạn đã mua ô tô đứng tên công ty, giờ muốn sang tên về sở hữu cá nhân thì cần chuẩn bị giấy tờ và quy trình thực hiện như sau:

3.1 Giấy tờ cần chuẩn bị

Giấy tờ công ty đứng tên xe:

  • Giấy đăng ký xe và sổ đăng kiểm.
  • Giấy phép Đăng ký kinh doanh.
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên, Quyết định thanh lý xe (nếu là công ty cổ phần).
  • Hợp đồng mua bán xe và hóa đơn VAT.
  • Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (nếu có thay đổi).

Giấy tờ cá nhân muốn sang tên sở hữu xe:

  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước.
  • Sổ hộ khẩu.
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

3.2 Quy trình làm thủ tục sang tên

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại chi cục thuế nơi có hộ khẩu thường trú, nhận thông báo đóng thuế và thanh toán tại ngân hàng.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên tại Phòng Cảnh sát giao thông hoặc các điểm đăng ký xe để cán bộ kiểm tra giấy tờ, số máy, số khung, và cấp biển số mới (nếu cần).
  • Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục và nộp lệ phí, người mua sẽ nhận giấy hẹn và biển số xe.
Thủ tục sang tên xe ô tô từ công ty sang cá nhân
Cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua ô tô đứng tên công ty

Việc mua ô tô đứng tên công ty mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, rắc rối với người sử dụng xe. Do đó trước khi quyết định, người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng các lợi ích và rủi ro, đồng thời đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý được thực hiện đúng đắn để bảo vệ quyền lợi của mình.

Bạn cần tư vấn về xe ô tô cũ hay bảo hiểm ô tô tự nguyện, bắt buộc,… đều có thể thể liên hệ với Carpla để được hỗ trợ. Carpla là nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam, ngoài ra hiện tại Carpla là đại lý phân phối bảo hiểm Tasco.

BTT Carpla
BTT Carpla
Carpla - Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Carpla có mặt tại các thành phố lớn với chuỗi AutoMall tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
Bài viết liên quan