Một vấn đề quan trọng khi tham gia giao thông an toàn chính là đảm bảo các tài xế không sử dụng rượu bia. Pháp luật đã đưa ra điều luật chỉ rõ hành vi lái xe có dùng bia rượu sẽ phải chịu các mức phạt nồng độ cồn tương ứng để đảm bảo tham gia giao thông an toàn, giảm thiểu tai nạn, bảo vệ tính mạng người dân. Carpla sẽ cung cấp thông tin về các mức phạt này qua thông tin của bài viết.
1. Mức phạt nồng độ cồn với các loại xe cơ giới
Tình trạng tài xế say rượu khi điều khiển phương tiện đã giảm đáng kể so với trước đây nhờ sự tăng cường kiểm tra và xử phạt của lực lượng chức năng đối với các trường hợp vi phạm. Hiện nay, mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp,… được thể hiện rõ trong nội dung Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ và sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
1.1 Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô
Dưới đây là mức phạt nồng độ cồn áp dụng với các tài xế lái ô tô mới cập nhật năm 2024:
- Nồng độ cồn dưới 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng. Ngoài ra tài xế còn bị phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
- Nồng độ cồn từ 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc từ 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở thì tài xế bị phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
- Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
1.2 Mức phạt nồng độ cồn áp dụng với người điều khiển xe máy
Tùy theo nồng độ cồn trong khí thở người điều khiển xe máy đạt ngưỡng bao nhiêu sẽ có mức xử phạt tương ứng, cụ thể:
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,1 mg/1 lít khí thở là 2 – 3 triệu đồng và người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ là từ 2 – 3 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
- Nồng độ cồn dưới 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở thì tài xế bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,4 mg/1 lít khí thở hay 50 đến 80 mg/100 ml máu là phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
- Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
1.3 Mức phạt nồng độ cồn với xe máy kéo hoặc xe máy chuyên dùng
Các phương tiện như xe máy kéo, xe máy chuyên dùng có áp dụng mức xử phạt giống với phương tiện xe máy cơ giới không? Dưới đây là mức phạt nồng độ cồn đối với các phương tiện này mới nhất năm 2024:
- Nếu nồng độ cồn không vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng pháp luật (đối với xe máy chuyên dùng) từ 10 – 12 tháng.
- Nếu nồng độ cồn từ 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc từ 0,25 đến 0,4 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) từ 16 – 18 tháng.
- Nếu nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng. Đồng thời người lái xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng pháp luật (đối với xe máy chuyên dùng) từ 22 – 24 tháng.
1.4 Mức phạt nồng độ cồn với người lái xe đạp
Với phương tiện là xe đạp sẽ bỏ đi điều khoản phạt bổ sung là tước quyền điều khiển phương tiện và áp dụng mức xử phạt nồng độ cồn cụ thể như sau:
- Nồng độ cồn nếu thấp hơn 50 mg/100 ml máu hoặc thấp hơn 0,25 mg/1 lít khí thở thì người lái xe bị phạt tiền từ 80 – 100 ngàn đồng.
- Nồng độ cồn nếu đã vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở thì người lái xe đạp sẽ bị phạt tiền từ 300 – 400 ngàn đồng.
- Nồng độ cồn nếu đã vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển xe đạp bị phạt tiền từ 400 – 600 ngàn đồng.
2. Vi phạm nồng độ cồn có bị tạm giữ phương tiện?
Theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cơ quan có thẩm quyền khi xử lý vi phạm nồng độ cồn tùy trường hợp có thể yêu cầu giữ xe với người vi phạm. Thời gian giữ phương tiện với mức phạt này tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Việc tạm giữ phương tiện sẽ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tổ chức/cá nhân vi phạm có địa chỉ tạm trú/thường trú, có điều kiện để bảo quản phương tiện, có khả năng tài chính để trả tiền bảo lãnh,… thì phương tiện vi phạm có thể được giữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho đến khi vi phạm xử lý xong.
Việc thiết lập và thực thi mức phạt nghiêm ngặt đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn không chỉ là hình thức xử lý vi phạm mà còn là biện pháp răn đe mạnh mẽ, góp phần bảo vệ an toàn giao thông. Trên đây là các thông tin Carpla cung cấp về các mức phạt nồng độ cồn với nhiều phương tiện khác nhau, giúp các tài xế có thêm thông tin để xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp và tham gia giao thông an toàn.