BlogTin tứcKinh nghiệm lái xeXe bị kẹt chân côn: Bỏ túi mẹo hay xử lý đảm...

Xe bị kẹt chân côn: Bỏ túi mẹo hay xử lý đảm bảo an toàn

Sau một thời gian dài lái xe ô tô, đôi khi bạn sẽ cảm thấy chân côn đạp nặng, khó nhả được bàn đạp. Hiện tượng này được gọi là xe bị kẹt chân côn và có thể gây nguy hiểm trong quá trình lái xe. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Có cách nào khắc phục lỗi hiệu quả mà an toàn không? Bạn đọc cùng với Carpla tìm hiểu xem ngay về lỗi thường gặp này để có những xử lý kịp thời nếu không may gặp phải.

1. Xe bị kẹt chân côn nguyên nhân là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi xe bị kẹt chân côn, có thể bộ phận này bị kẹt vào đâu đó hoặc bị mòn,… Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng khá nguy hiểm này. Cụ thể:

1.1 Phần chân côn bị kẹt vào thảm trải sàn

Chân côn bị kẹt vào thảm trải sàn là một trong số những nguyên nhân phổ biến khiến xe bị kẹt chân côn. Khi bị kẹt sẽ khiến chân côn bị nặng, bị kẹt, khó có thể đạp hay nhả ga. Lỗi này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người tài xế và những người xung quanh.

Nếu thấy chân côn bị kẹt, bị cứng bạn hãy thử kiểm tra xem bộ phận này có kẹt vào thảm trải sàn hay không hoặc có bị cuốn vào bàn đạp ly hợp hay không. Tìm được nguyên nhân khiến chân côn bị cứng, bị kẹt sẽ giúp tìm cách xử lý thích hợp nhất.

Phần chân côn bị kẹt vào thảm trải sàn
Xe bị kẹt chân côn khiến việc điều khiển lái xe gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm

1.2 Lá côn hoặc bánh đà, mâm ép, bi-tê bị mài mòn

Thêm một nguyên nhân nữa khiến xe bị kẹt chân côn thường xảy ra đó là lá côn, bánh đà, mâm ép hoặc bi – tê bị mài mòn. Phần bàn ép cao hơn với phần tiếp giáp đạn bi tê (vòng bi dùng để ngắt ly hợp) cũng có thể khiến chân côn bị kẹt, bị cứng, bị nặng.

Nếu bị kẹt chân côn do nguyên nhân này bạn cần phải mang xe đến gara sửa chữa ô tô để thay côn. Hoặc bôi dầu mỡ vào ống trượt giúp tăng độ trơn tru cho các bộ phận không bị kẹt cứng nữa.

1.3 Xe bị kẹt chân côn do cơ cấu dẫn động bàn đạp ly hợp

Cơ cấu dẫn động bàn đạp ly hợp gặp trục trặc, hỏng hóc có thể khiến chân côn bị nặng, bị kẹt cứng không thể nhả côn, đạp côn được. Nguyên nhân này có thể là do:

  • Phần dây cáp bàn đạp ly hợp ở trong dây bị mất chất bôi trơn và khiến dây bị nặng, bị khô hoạt động khó khăn hơn.
  • Do cần nối bị cong.
  • Ở những dòng xe ô tô cũ, cơ cấu nhả cáp ly hợp sẽ không hoạt động tốt nết dây cáp bị đứt hoặc bị điều chỉnh sai.
  • Do hành trình tự do của bàn đạp quá lớn hoặc bàn đạp không có hay bị thiếu.
Xe bị kẹt chân côn do cơ cấu dẫn động bàn đạp ly hợp
Rủi ro tai nạn xảy ra rất lớn khi chân côn bị nặng, bị kẹt cứng

1.4 Chân côn bị kẹt do cơ cấu điều khiển ly hợp

Cơ cấu điều khiển ly hợp làm chân côn bị kẹt là do các nguyên nhân chính gồm như sau:

  • Mâm ép, đĩa ma sát, bánh đà bị mòn hoặc bị cong vênh, rò rỉ dầu,…
  • Do cần đẩy của xilanh chính hoặc xilanh con bị cong vênh.
  • Xilanh chính hay xilanh con của điều khiển ly hợp bị rò rỉ dầu, thiếu dầu, cuppen bị mòn, bị bó kẹt hoặc có không khí bên trong xilanh,… Các vấn đề này làm cho bàn đạp côn bị nặng hoặc đạp nhẹ thiếu lực hoặc bị rung.
  • Bàn đạp côn bị kẹt có thể do bạc trượt trên trục ly hợp bị hỏng.
  • Phần lò xo bị biến dạng và gặp các vấn đề như: bị gãy, nứt, vỡ hoặc bị mất tính đàn hồi không đủ lực ấn mâm ép áp đĩa ma sát vào bánh đà.
  • Có thể là do khi đang điều khiển xe đặt chân lên bàn ly hợp khiến đĩa ma sát nhanh bị mòn.

2. Mẹo hay xử lý khắc phục lỗi xe bị kẹt chân côn hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Xe bị kẹt chân côn sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người ngồi trên xe và các phương tiện tham gia giao thông bên cạnh. Để giảm thiểu rủi ro do lỗi này bạn có thể tham khảo các cách xử lý đơn giản, hiệu quả bên dưới đây. Cụ thể:

2.1 Hướng dẫn cách khởi động xe

Chân côn bị kẹt khiến việc khởi động xe gặp khó khăn hơn nhiều, tuy nhiên bạn có thể áp dụng 3 cách khởi động xe đơn giản sau:

Cách 1

Ở những dòng xe ô tô đời cũ đã được cài số sẵn tài xế có thể khởi động xe dễ dàng mà không cần phải chạm vào chân côn. Lúc này người tài xế chỉ cần nổ máy và khởi động xe chạy là được. Tuy nhiên trong lúc khởi động xe có thể sẽ có cảm giác bị giật vì xe ô tô vẫn còn đang cài số. Tài xế hãy đẹp nhẹ ga từ từ để xe lăn bánh và giúp giảm tình trạng giật xe.

Cách 2

Đối với những dòng xe ô tô đời mới sẽ được lắp đặt công tắc điện ở chân côn. Công tắc này chỉ được đóng khi tài xế đạp chân côn. Nếu xe bị kẹt chân côn mà muốn khởi động máy, người tài xế hãy đạp chân côn giúp công tắc được đóng.

Cách 3

Ở cách này tài xế sẽ khởi động và tăng tốc xe bằng cách ép về số 1 nếu xe chưa vào số mà bị chân côn. Mặc dù hộp số sẽ thường từ chối điều khiển nhưng xe vẫn có thể chuyển động do lực ép tạo ma sát giúp bánh răng đồng bộ với bánh đang quay.

Khi xe đã đạt ở tốc độ yêu cầu ở số 1 của động cơ thì số sẽ trượt và xe sẽ chạy bình thường. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng ở trường hợp khẩn cấp bởi nó dễ làm phá hỏng sự động bộ của động cơ xe.

Hướng dẫn cách khởi động xe
Khắc phục ngay lỗi kẹt chân côn để lái xe dễ dàng, an toàn hơn

2.2 Cách lên số

Nếu xe ô tô chạy ở số 1 mà chân côn bị kẹt thì bạn hãy nhấn ga thật mạnh và sau đó nhả ga ra ngay lập tức. Tiếp đến chuyển cần số về 0 rồi từ từ đẩy lên số 2. Khi xe đã đạt được tốc độ tương ứng với yêu cầu của số 2 thì cần số sẽ trượt về rãnh số 2. Nếu như muốn lên số cao hơn thì lặp lại các thao tác tương tự như trên.

2.3 Cách giảm số

Xe bị kẹt chân côn mà muốn giảm số thì bạn nên thực hiện ngược lại so với cách lên số. Đầu tiên giữ xe chạy ở mức tốc độ ổn định rồi kéo cần số về 0. Tiếp đến tăng tốc dần và đẩy cần về số thấp hơn. Khi đó cần số sẽ trượt về rãnh số mong muốn khi vận tốc xe đáp ứng theo yêu cầu của số đó.

Hướng dẫn cách khởi động xe
Định kỳ bảo dưỡng giúp xe luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất

2.4 Cách dừng xe

Trong trường hợp chân côn bị kẹt mà muốn dừng xe thì bạn hãy giảm ga và đưa cần số về 0. Khi đến điểm dừng mong muốn thì đạp phanh lại. Việc đưa cần số về 0 sẽ giúp xe ô tô dừng được hoàn toàn dựa vào phanh. Để đảm bảo việc dừng xe an toàn bạn phải kiểm soát được tốc độ xe và giúp không gây áp lực lớn lên phanh.

3. Lời kết

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân và cách xử lý khắc phục khi xe bị kẹt chân phanh. Tùy vào từng lỗi gặp phải bạn hãy kiểm tra xe kỹ càng và áp dụng các kỹ thuật lái xe trên để đảm bảo an toàn tối ưu nhất. Hoặc cho xe bảo dưỡng, bảo trì định kỳ giúp xe luôn ở trạng thái hoạt động ổn định.

BTT Carpla
BTT Carpla
Carpla - Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Carpla có mặt tại các thành phố lớn với chuỗi AutoMall tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
Bài viết liên quan