BlogTin tứcKinh nghiệm lái xeXe bị khóa vô lăng: Nguyên nhân, cách xử lý lỗi đơn...

Xe bị khóa vô lăng: Nguyên nhân, cách xử lý lỗi đơn giản

Xe bị khóa vô lăng là tình trạng mà các tài xế thường rất hay gặp phải. Khi hiện tượng này xảy ra khiến xe không thể đánh lái và gây nguy hiểm cho chính chủ phương tiện cũng như những người xung quanh. Vậy nguyên nhân lỗi này do đâu và cách xử lý nào hiệu quả nhất? Bỏ túi ngay mẹo hay xử lý lỗi vô lăng bị khóa đơn giản được Carpla tổng hợp dưới bài viết, bạn đọc cùng tìm hiểu.

1. Xe bị khóa vô lăng nguyên nhân do đâu?

Xe ô tô bị khóa vô lăng là tình trạng phổ biến thường gặp, lỗi này phát sinh từ xe hoặc có thể do lỗi người dùng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này, bao gồm:

1.1 Xoay vô lăng sau khi tắt xe khiến vô lăng bị khóa

Nguyên nhân chính chủ yếu dẫn đến tình trạng xe bị khóa vô lăng đó là người dùng cố ý xoay vô lăng ngay sau khi tắt máy. Việc xoay vô lăng để chỉnh bánh xe cho thẳng sau khi đỗ và tắt máy xe sẽ kích hoạt tính năng khóa vô lăng tự động mà nhà sản xuất đã trang bị.

Đây là tính năng mà nhà sản xuất xe hơi trang bị để phòng tránh những rủi ro như tránh đâm thẳng xuống dốc, trộm xe,… Bởi khi động cơ xe tắt hệ thống bơm trợ lực sẽ ngừng hoạt động và dẫn đến vô lăng của xe ô tô bị khóa.

Xoay vô lăng sau khi tắt xe khiến vô lăng bị khóa
Xe bị khóa vô lăng rất là nguy hiểm

1.2 Bơm trợ lực bị kẹt, hỏng hoặc bị trục trặc lỗi nào đó

Xe bị khóa vô lăng cũng có thể là do nguyên nhân bơm trợ lực bị kẹt, bị hỏng hoặc đang gặp trục trặc nào đó. Lỗi này thường không được nhiều chủ xe để ý nên vẫn cứ điều khiển. Sau một thời gian hoạt động vô lăng của xe sẽ bị khóa ngay khi ô tô đang di chuyển trên đường, đây là tình trạng rất nguy hiểm.

1.3 Chuyển hướng gấp

Nếu xe ô tô thường xuyên ở trong trạng thái chuyển hướng nhanh hoặc phanh gấp sẽ tác động rất lớn đến hệ thống truyền động của xe. Lúc này động cơ dễ bị ảnh hưởng, tổn hại và dẫn đến hiện tượng vô lăng bị khóa ngay cả khi đang lái xe. Hơn nữa việc rẽ đột ngột cũng khiến hệ thống bơm trợ lực bánh lái bị kẹt. Để khắc phục lỗi này chủ xe cần thực hiện quay xe và chuyển hướng từ từ.

1.4 Xe bị khóa vô lăng do dây curoa trượt trên puly

Dây curoa trượt trên puly là hiện tượng thường gặp phải khi trời mưa và có thể dẫn đến hiện tượng xe bị khóa vô lăng. Sau một thời gian sử dụng dài, dây curoa của xe ô tô có hiện tượng mòn. Gặp trời mưa nước bắn vào làm dây curoa bị ướt và dễ bị trượt trên puly. Hiện tượng này xảy ra khiến hệ thống máy móc động cơ của xe không đồng tốc và tác động đến hệ thống lái khiến vô lăng bị khóa lại.

Xe bị khóa vô lăng do dây curoa trượt trên puly
Vô lăng ô tô bị khóa khiến khó đánh lái hơn

1.5 Đánh lửa xe bị khóa

Với những dòng xe ô tô có xi lanh đánh lửa rất dễ gặp phải tình trạng xe bị khóa vô lăng. Bởi trường hợp này xảy ra do chìa khóa không thể mở hay khóa động cơ.

Nếu khi đang lái xe với tốc độ cao hoặc đi trên đường đông người, đông phương tiện qua lại, đi trên cao tốc là cực kỳ nguy hiểm. Lúc này hệ thống đánh lửa đã bị quá tải dẫn đến tình trạng vô lăng ô tô tự động khóa. Cách tốt nhất là tài xế nên kiểm tra hệ thống đánh lửa định kỳ để nhanh chóng xử lý khi có vấn đề.

2. Xe bị khóa vô lăng xử lý đơn giản với 3 cách

Khi xe bị khóa vô lăng bạn cũng không nên lo lắng quá mà hãy bình tĩnh xem xét nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Biết được nguyên nhân tại sao thì sẽ giúp giải quyết vấn đề triệt để nhất. Tình trạng vô lăng bị khóa sẽ được khắc phục với 3 cách đơn giản sau đây. Cụ thể:

2.1 Dùng chìa khóa ô tô để mở vô lăng

Dùng chìa khóa để mở khóa vô lăng là cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được. Bạn chỉ cần tra chìa vào ổ khóa vô lăng và tiến hành mở ra là được. Khi thực hiện hãy nhớ thao tác thật nhẹ nhàng và xác định hướng có chốt khóa, xoay vô lăng theo hướng còn lại (kết hợp vặn chìa khóa).

Dùng chìa khóa ô tô để mở vô lăng
Dùng chìa khóa mở vô lăng là cách đơn giản nhất

Trong quá trình xoay chìa khóa mở vô lăng bạn cần chú ý không nên tạo lực quá mạnh. Ngoài ra không nên lắc hoặc đá vào vô lăng bởi điều đó rất dễ làm vô lăng bị hỏng. Nếu thấy chìa khóa bị mòn do dùng quá lâu bạn hãy thử kéo khóa ra khoảng 3mm để vặn chìa khóa. Chìa khóa vặn được thì bạn nên thay sớm vì chìa đã bị mòn nhiều.

2.2 Làm trơn ổ khóa

Cách làm trơn ổ khóa khi xe bị khóa vô lăng khá là đơn giản và dễ làm. Đầu tiên bạn làm sạch ổ khóa bằng chất bôi trơn RP7. Sau đó cắm chìa khóa vào ổ khóa đã được làm sạch theo cách 1 bằng cách cắm nhẹ nhàng vào. Rồi rút chìa khóa nhiều lần để giúp làm sạch sâu những vết bẩn bên trong ổ khóa.

Làm tròn ổ khóa
RP7 là chất làm sạch bôi trơn ổ khóa khi bị kẹt

Lưu ý một điều rằng chìa khóa tra vào trong ổ phải đảm bảo rằng không bị cong, gãy, bị mòn hoặc bị sứt mẻ. Nếu gặp các tình trạng trên thì chìa khóa sẽ không vặn được ổ khóa ra. Lúc này cách tốt nhất đó là làm một chiếc chìa khóa mới để mở ổ khóa.

Ngoài ra khi vệ sinh làm trơn ổ khóa bằng chất RP7 bạn nên đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt. Đây là một chất hóa học có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe nên cần phải chú ý. Bên cạnh đó bạn nên đến các địa chỉ uy tín để làm chìa khóa ô tô mới để có thể có được một chiếc chìa khóa đúng khuôn mẫu như cũ.

2.3 Thay ổ khóa mới

Nếu như đã thực hiện 2 cách trên nhưng không thấy hiệu quả và vô lăng vẫn không thể mở được thì bạn hãy liên hệ với đơn vị sửa khóa ô tô chuyên nghiệp. Mặc dù cách này sẽ tốn kém khá nhiều chi phí nhưng thay ổ khóa mới là cách tốt nhất có thể làm lúc này.

Các bước thay ổ khóa vô lăng mới:

  • Bước 1: Đầu tiên tháo phần nắp cổ của vô lăng xe ra.
  • Bước 2: Dùng tua vít có đầu tương ứng để mở ổ khóa.
  • Bước 3: Tiếp đến so sánh ổ khóa cũ với ổ khóa mới trước khi thay thế để đảm bảo chúng khớp nhau và hoạt động tốt. Làm bằng cách cắm rút chìa khóa ra nhiều lần để kiểm tra độ trơn tru của chìa và ổ khóa.
  • Bước 4: Tiến hành thay ổ khóa mới vào cụm khóa, lưu ý phải đảm bảo rằng bạn đã đặt đúng các bộ phận như ban đầu.
  • Bước 5: Thực hiện lắp cụm khóa trở lại xe, sau đó khởi động và mở vô lăng kiểm tra xem hoạt động tốt chưa.

3. Lời kết

Việc biết được nguyên nhân và cách xử lý khi xe bị khóa vô lăng sẽ giúp các tài xế có thể xử lý tình huống kịp thời. Nếu xe bạn gặp sự cố này thì có thể tự tin giải quyết hiệu quả để xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

Hy vọng sau những chia sẻ này từ Carpla bạn sẽ hiểu được nguyên nhân và cách xử lý khi xe bị khóa vô lăng. Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua xe ô tô cũ hãy ghé Carpla – nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất toàn quốc để được tư vấn, lựa chọn với giá tốt nhất.

BTT Carpla
BTT Carpla
Carpla - Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Carpla có mặt tại các thành phố lớn với chuỗi AutoMall tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
Bài viết liên quan