BlogTin tứcTư vấn pháp luậtÔ tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu? Mức phạt áp...

Ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu? Mức phạt áp dụng dựa theo quy định mới

Ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu tiền? Thế nào là vi phạm quy định chở hàng cồng kềnh. Bạn đang tìm hiểu về luật xe ô tô khi tham gia giao thông. Trong bài viết này Carpla sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu.

1. Chở hàng cồng kềnh là gì?

Chở hàng cồng kềnh là hành vi chủ xe sử dụng phương tiện giao thông để chở, chuyển hàng hóa có kích thước (chiều rộng, chiều dài và chiều cao) quá cồng kềnh so với phương tiện vận tải. Điều này dễ gây ra hành vi lái xe kém an toàn, dễ gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến các loại xe, người dân khác khi tham gia lưu thông.

Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rõ ràng, mọi người cần sử dụng phương tiện giao thông có kích cỡ phù hợp để di chuyển vật dụng, hàng hóa có kích cỡ cồng kềnh. Trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật, CSGT sẽ có hình phạt nghiêm khắc nhằm giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông.

Chở hàng cồng kềnh là gì?
Chở hàng cồng kềnh là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ

2. Rủi ro của việc chở hàng cồng kềnh bằng xe ô tô

Chở hàng cồng kềnh bằng xe ô tô hoặc bất cứ phương tiện giao thông nào, mọi người cũng sẽ đối diện với hàng loạt rủi ro nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị.
  • Ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông khác.
  • Gây tai nạn giao thông dẫn đến thiệt hại về tài sản.
Rủi ro của việc chở hàng cồng kềnh bằng xe ô tô
Chở hàng cồng kềnh bằng xe ô tô có thể gây tai nạn giao thông nguy hiểm

3. Quy định ô tô chở hàng cồng kềnh cần tuân thủ

Xét theo Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về “Giới hạn xếp, chở hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham giao thông” đã quy định như sau:

  • Hàng hóa phải tuân thủ các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng, chiều cao, chiều rộng, chiều dài, trục xe được phép của xe quy định (theo Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT).
  • Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không gây cản trở, đảm bảo an toàn khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông.

3.1 Quy định chiều cao của hàng hóa

Khi xe ô tô chở hàng tham gia giao thông hãy lưu ý đến chiều cao của hàng hóa. Cụ thể:

  • Đối với xe tải có mui: Chiều cao giới hạn được xếp hàng hóa là trong phạm vi thùng xe, tuy nhiên thùng xe phải giữ nguyên bản của nhà sản xuất, không phải thùng xe đã được thiết kế cải tạo.
  • Đối với xe tải không mui: Chiều cao xếp hàng hóa nếu vượt quá chiều cao của thùng xe thì tài xế cần phải chằng buộc, kê, chèn đủ chắc chắn. Hơn nữa chiều cao của hàng hóa cũng không vượt quá mức quy định.

Quy định chiều cao tối đa của hàng hóa khi chở bằng xe tải không mui

LOẠI XE

CHIỀU CAO TỐI ĐA

Xe chở từ 5 tấn trở lên <4,2 mét
Xe chở từ 2,5 tấn đến 5 tấn <3,5 mét
Xe chở từ <2,5 tấn <2,8 mét
Xe chuyên dùng và xe chở container <4,35 mét
Xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng Không vượt quá chiều cao của thùng xe
Quy định chiều cao khi chở hàng hóa
Quy định chiều cao khi chở hàng hóa

3.2 Quy định chiều rộng của hàng hóa

Chiều rộng của hàng hóa cũng là yếu tố cần lưu ý nếu chủ xe không muốn mắc lỗi chở hàng cồng kề. Theo quy định thì chiều rộng của hàng hóa phải bé hơn chiều rộng của thùng xe nguyên bản. Chiều rộng có thể bé hơn thùng xe thiết kế nhưng chủ xe phải có giấy tờ xin phép mà cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt. Xe sẽ vi phạm lỗi chở hàng cồng kề nếu hàng hóa chòi ra hai bên xe ô tô.

3.3 Quy định chiều dài của hàng hóa

Chiều dài hàng hóa không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài của xe ô tô (kích thước nguyên bản của nhà sản xuất). Nếu chiều dài xe đã được thiết kế lại thì chủ xe phải có giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hơn nữa chiều dài hàng hóa cũng không được lớn hơn 20 mét chiều dài của toàn bộ xe.

Quy định chiều dài của hàng hóa
Quy định chiều dài của hàng hóa

3.4 Quy định tổng trọng lượng xe

Tổng trọng lượng xe ô tô là khối lượng toàn bộ xe đã bao gồm trọng lượng xe cùng với trọng lượng của người, hành lý và hàng hóa đã xếp trên xe. Đối với xe thân liền có trục thì tổng trọng lượng xe tối đa là:

  • Xe ô tô 2 trục: Tổng trọng lượng phải nhỏ hơn hoặc bằng 16 tấn.
  • Xe ô tô 3 trục: Tổng trọng lượng phải nhỏ hơn hoặc bằng 24 tấn.
  • Xe ô tô 4 trục: Tổng trọng lượng phải nhỏ hơn hoặc bằng 30 tấn.
  • Xe ô tô 5 trục: Tổng trọng lượng phải nhỏ hơn hoặc bằng 32-34 tấn.

Quy định về tổng trọng lượng của xe dành cho dòng xe đầu kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục là:

  • Xe đầu kéo sơmi rơ moóc 3 trục: Tổng trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 26 tấn.
  • Xe đầu kéo sơmi rơ moóc 4 trục: Tổng trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 34 tấn.
  • Xe đầu kéo sơmi rơ moóc 5 trục: Tổng trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 38 – 42 tấn.
  • Xe đầu kéo sơmi rơ moóc 6 trục: Tổng trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 40 – 48 tấn.
Quy định tổng trọng lượng xe ô tô khi chở hàng hóa
Quy định tổng trọng lượng xe ô tô khi chở hàng hóa

3.5 Quy định tải trọng xe

Tải trọng trục xe là phần tải trọng của toàn bộ xe sẽ phân bổ đều trên mỗi trục xe trong quá trình chở hàng hóa khi tham gia lưu thông trên đường bộ. Để không vi phạm lỗi chở hàng cồng kềnh, ô tô cần lưu ý tải trọng trục xe như sau:

  • Xe có trục đơn: Tải trọng trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 tấn.
  • Xe có cụm trục kép: Khoảng cách của hai tâm trục <1m thì tải trọng trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 11 tấn. Khoảng cách của hai tâm trục <1,3m thì tải trọng trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 16 tấn. Trường hợp khoảng cách hai tâm trục >1,3m thì tải trọng trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 18 tấn.
  • Xe có cụm trục 3: Khoảng cách của hai tâm trục liền kề >1,3m thì tải trọng cụm trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 24 tấn. Khoảng cách của hai tâm trục liền kề <1,3m thì tải trọng cụm trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 21 tấn.
Quy định tải trọng xe khi chở hàng hóa
Quy định tải trọng xe khi chở hàng hóa

4. Ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu? Mức phạt áp dụng mới nhất

Có thể thấy tùy từng loại xe ô tô mà quy định được chở hàng hóa sẽ có sự khác nhau về tổng trọng lượng xe, tải trọng trục xe cũng như chiều cao, chiều dài, chiều rộng khi xếp hàng hóa lên xe. Nếu chẳng may người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chẳng may chở hàng cồng kềnh, không tuân thủ quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như sau:

4.1 Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Xử phạt người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe oto có hành vi vận chuyển hàng hóa cồng kềnh vi phạm quy định về vận tải đường bộ dưới đây sẽ bị phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

  • Chở hàng trên nóc thùng xe.
  • Chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe.
  • Chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe.

4.2 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu? Chủ xe sẽ bị phạt hành chính từ 2-3 triệu đồng nếu chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô. Kể cả là xe ô tô tải, xe rơ moóc và xe sơ mi rơ moóc cũng chịu mức phạt tương tự như này.

Ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu?
Ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu? Phạt từ 800.000 đến 3.000.000 đồng

Những thông tin ở bài viết này, ắt hẳn cũng giúp bạn biết được ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu tiền rồi. Nhìn chung mức phạt áp dụng dành cho hành vi chở hàng hóa cồng kềnh của xe ô tô sẽ ao động từ 800.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Có một số trường hợp sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng bởi vì gây ra tai nạn, có thiệt hại về người và tài sản. Nếu bạn có ý định mua xe ô tô cũ để phục vụ việc chở hàng hóa thì cân nhắc liên hệ Carpla – Nền tảng mua bán xe đã qua sử dụng lớn nhất toàn quốc nhé.

BTT Carpla
BTT Carpla
Carpla - Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Carpla có mặt tại các thành phố lớn với chuỗi AutoMall tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
Bài viết liên quan