Trách nhiệm của xe ô tô khi bị xe máy đâm vào còn phụ thuộc vào loại phương tiện nào tham gia lưu thông đúng quy định của pháp luật. Trường hợp ô tô điều khiển xe sai quy định pháp luật thì chịu trách nhiệm như nào? Trường hợp ô tô điều khiển đúng quy định pháp luật thì chịu trách nhiệm ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây của Carpla, bạn hãy theo dõi nhé.
1. Quy định tham gia giao thông đường bộ đúng pháp luật
Quy tắc chung của Bộ GTVT của nước ta dành cho các loại phương tiện tham gia lưu thông đó là:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường cũng như phần đường Bộ GTVT đã quy định.
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Xe ô tô phải có đầy đủ trang bị dây an toàn cho người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô, khi xe chạy mọi người phải thắt dây an toàn.
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm chất lượng tốt, cài quai đúng quy cách.
- Không sử dụng điện thoại, không làm các việc khác khiến bản thân mất tập trung khi lái xe.
- Người điều khiển xe phải ra tín hiệu trước khi cho xe chuyển hướng.
- Người điều khiển xe không được uống rượu, bia.
- Không được chạy xe quá tốc độ quy định, không phóng nhanh, vượt ẩu khi lái xe.
- Điều khiển xe giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước nhằm kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ.
- Điều khiển xe tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ phương tiện khác khi tham gia giao thông.
2. Trách nhiệm của xe ô tô khi bị xe máy đâm vào là gì? Xử lý thế nào?
Đáp án chính xác cho câu hỏi này còn phải phụ thuộc vào yếu tố đó là xe ô tô đi đúng hay đi sai quy định pháp luật khi tham gia giao thông. Bởi vì xe máy được phân vào nhóm “nguồn nguy hiểm cao độ”, theo quy định của Bộ GTVT thì “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển đúng quy định của pháp luật. Đồng thời phải bồi thường những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.” Cụ thể:
2.1 Trách nhiệm của xe ô tô đi đúng quy định pháp luật khi tham gia giao thông bị xe máy đâm vào
Trong trường hợp này chủ xe ô tô không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người chạy xe máy, bởi vì lỗi sai lúc này là do người chạy xe máy tự gây ra. Vì thế người đi xe máy phải chịu 100% trách nhiệm bồi thường cho xe ô tô. Nếu xe máy đâm vào ô tô là do sự kiện bất khả kháng thì chủ xe máy không cần bồi thường cho chủ xe ô tô.
Trường hợp ô tô đang đỗ/đang tham gia giao thông đúng theo quy định pháp luật thì việc xe máy đâm vào ô tô sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Thứ nhất
Người nào có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác phải có trách nhiệm bồi thường. Ngoại trừ trường hợp Bộ luật Dân sự và văn bản pháp luật khác có liên quan quy định khác.
Thứ hai
Trường hợp xe máy tham gia giao thông sai quy định sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho xe ô tô 100%. Căn cứ theo quy định tại Điều 589 của Bộ Luật Dân sự 2015 thì mức bồi thường thiệt hại của xe máy đối với xe ô tô là:
- Tài sản bị hủy hoại, bị mất hoặc bị hư hỏng.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị giảm sút, bị mất.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Chủ xe máy nên yêu cầu chủ xe ô tô cung cấp hóa đơn, đầy đủ chứng từ về chi phí khắc phục và sửa chữa xe để mình bồi thường chính xác mà vẫn đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình
2.2 Trách nhiệm của xe ô tô đi sai quy định pháp luật khi tham gia giao thông bị xe máy đâm vào
Xe máy gây thiệt hại cho ô tô do sự kiện bất khả kháng hoặc lỗi 100% của xe ô tô khi tham gia giao thông thì xe máy không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Lúc này xe ô tô phải tự mình chi trả các số tiền mình bị thiệt hại, nếu người đi xe máy bị thiệt hại gì, chủ xe ô tô cũng phải đền bù.
Nếu xe ô tô đang đỗ/đang đi sai quy định mà xe máy đâm vào xe ô tô thì lỗi này được xác định là do cả hai bên. Khi xác định lỗi này cả 2 chủ xe không thể nhìn nhận sự việc theo một cách chủ quan, cần cả bên thứ 3 và hình ảnh chứng minh để CSGT đưa ra kết luận. Xét theo Điều 585 Bộ luật Dân sự quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại đã quy định như sau:
- Thiệt hại thực tế sẽ được bồi thường toàn bộ và kịp thời, tuy nhiên 2 bên nên tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng hiện vật hoặc tiền (một lần hoặc nhiều lần), ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp không gây ra lỗi khi tham gia giao thông hoặc vô ý có lỗi sẽ được giảm mức đền bù xuống mức tối đa với khả năng kinh tế của mình.
- Mức bồi thường không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì bên bồi thường và bên được bồi thường đều có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác làm rõ, thay đổi mức bồi thường.
- Bên bị thiệt hại nhưng việc gây thiệt hại là do chính mình thì bên bồi thường không có trách nhiệm phải đền bù những thiệt hại đó.
- Thiệt hại xảy ra do bên bị thiệt hại không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại thì bên gây hại có quyền không bồi thường.
3. Điều khiển xe ô tô gây tai nạn chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Có, ngoài xử phạt hành chính dựa theo mức quy định của giao thông đường bộ và đường sắt thì trường hợp xe ô tô gây tai nạn chết người nếu có đủ hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
3.1 Phạt tiền từ 30.000.000 đến 100.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
“Người điểu khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nếu vi phạm quy định về an toàn giao đường bộ gây thiệt hại cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu rơi vào các trường hợp như sau:
- Làm chết người.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người (tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên).
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên (tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 121%).
- Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3.2 Phạt tiền từ 30.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
Trường hợp chủ xe ô tô tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn chết người thuộc nhóm dưới đây sẽ bị phạt hành chính + phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Không có giấy phép lái xe theo quy định.
- Lái xe trong tình trạng sử dụng rượu, bia (nồng độ cồn trong máu/hơi thở vượt quá mức quy định).
- Lái xe trong tình trạng sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích.
- Lái xe bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm, cố ý không cứu giúp người bị nạn.
- Lái xe không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông từ CSGT.
- Lái xe làm chết 02 người trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên (tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% – 200%).
- Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng.
3.3 Phạt tiền từ 30.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Các trường hợp ô tô tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn chết người dưới đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Cụ thể:
- Làm chết 03 người trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên (tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên).
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được trách nhiệm của xe ô tô khi bị xe máy đâm vào là gì. Đồng thời cũng biết chủ xe ô tô cần chịu trách nhiệm như thế nào nếu gây tai nạn chết người. Nếu bạn có ý định mua xe hơi cũ, hỗ trợ sang tên đổi chủ, giá tốt thì liên hệ cho Carpla – Nền tảng mua bán xe đã qua sử dụng lớn nhất toàn quốc nhé.
Nhờ mọi người cho ý kiến về trường hợp của mình: Xe ô tô của mình đang đỗ ở cổng nhà, 2 bánh xe và thân xe đề hoàn toàn năm trong đất nhà, do thân xe bán tải dài nên bị thò đuôi ra khoảng 10 đến 20 cm. Đường thôn làng không có bất kỳ biển báo cấm dừng đổ nào. Có 2 chị đi xe máy chắc đèn ko bật với lúc chập choạng quáng gà đi nhanh không để ý phi quệt vào đít xe mình nên loạng choạng đổ xe. Chị ngồi sau xe máy bị gãy xương dưới gối. Khi mình về nhà thấy việc đó thì cũng không tranh luận lỗi của ai hỗ trợ đưa chị đi viện và có thăm hỏi gửi chị 1 phần chi phí, xe mình bị vỡ gương sau phải tự sửa. Nhờ các bạn theo luật thì trường hợp này bên nào sai và trường hợp này mình có phải đền bù ko
Trường hợp xe của bạn lấn lề đường thì người vi phạm là bạn nhé. Lời khuyên là 2 bên nên có phương án giải quyết êm đẹp không cần sự can thiệp của bên pháp luật ạ.
Em nhờ mọi người cho ý kiến về trường hợp này với ạ: Bố em đang điều khiển xe ô tô trên đường, thì có 2 thanh niên uống rượu say đã lao vào đầu xe bố em khi đó bố em đi đúng làn đường và khi thấy 2 thanh niên kia lao xe về phía mình thì bố em đã phanh xe gấp táp vào lề đường rồi nhưng họ vẫn lao vào, 1 bạn bị gãy chân, còn 1 bạn bị thương nhẹ, cảnh sát đến ktra và thổi nồng độ cồn thì bố em k có lỗi gì, bảo 2 gđ giải quyết tình cảm với nhau. Bố mẹ em có lên nói chuyện với gđ 2 bạn đấy và muốn hỗ trợ 1 phần viện phí nhưng họ k nhận, họ bảo chờ pháp luật giải quyết. Thì cho em hỏi trong trường hợp này gđ em có phải bồi thường nhiều cho bên kia k ạ?
E nhờ mọi người tư vấn với ạ. Xe ôtô mình đang lưu thông trên đường chính thì có xe máy trong ngõ đi ra và va chạm sảy ra.xe máy bị thương gây chân.giờ mình phải bồi thường không
Em nhờ mn tư vẫn ạ . Con trai của mình đi xe máy ko may tại nạn khi em bị ngã thì có văng vào oto đang chạy hướng ngược lại và bị thương năng . MN cho em hỏi là bên ô tô có phải chịu trách nhiệm ko ạ . trường hợp của con trai mình là bất khả kháng
Cho mình hỏi về trường hợp của mình nhé. Mình chạy taxi Xanh. Mình có nhận cuốc khách App trên quốc lộ 13, thuộc Phường Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Mình đón khách trên đoạn đường không có biển cấm dừng, cấm đậu, khi mình bắt đầu di chuyển thì có xe máy phía sau , do không quan sát kĩ , có biên bản của Công An giao Thông tỉnh. Bên công an nói mình có lỗi là đi trên phần đường của xe máy. Trong khi mình di chuyển để sang làm đường đối diện có bật xi nhan cảnh báo . Vậy trong trường hợp này mình có sai không
mình đi xe máy vượt đèn đâm vào ô tô nhưng ô tô không có bằng lái thì mình có phải bồi thường không
Cho e hỏi e đi đúng làn xe máy say riệu lấn sang giữa làn của e đâm vào e e đã hỗ trợ nhưng k làm việc tình cảm đợi họ ra viện hoj mới giải quyết lên làm thế nào tiếp ạ
Cho mình hỏi chút là mình điều khiển xe ô tô với tốc độ 40km/h nhưng do đoạn cua xử lý kém dẫn đến có lấn sang làn đường, cùng lúc đó va chạm với xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, đi với tốc độ nhanh, xe mình bị hỏng nặng phía đèn xe, gương chiếu hậu, kính ô tô còn bên người điều xe máy thì bị vỡ xương chân, cụt mất một đốt tay thì trường hợp này xử lý sao ạ?
Cho mình hỏi chút là mình điều khiển xe ô tô với tốc độ 40km/h nhưng do đoạn cua xử lý kém dẫn đến có lấn sang làn đường, cùng lúc đó va chạm với xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, đi với tốc độ nhanh, xe mình bị hỏng nặng phía đèn xe, gương chiếu hậu, kính ô tô còn bên người điều xe máy thì bị vỡ xương chân, cụt mất một đốt tay thì trường hợp này xử lý sao ạ?
Cho mình hỏi chút, mình điều khiển xe ô tô với vận tốc 40km/h đến đoạn cua do xử lý kém đã lần sang làn đường bên cạnh, cùng lúc đó người điều khiển xe máy đi ngược chiều có nồng độ cồn trong máu cao đi với tốc độ nhanh dẫn đến va chạm. Xe mình bị hỏng đèn, vỡ kính và gương chiếu hậu, bên xe máy, người điều khiển bị vỡ xương chân và mất một đốt ngón tay, bên phía gđ xe máy đòi bồi thường thiệt hại toàn bộ kể cả chi phí nộp phạt trên công an thì mình xử lý trường hợp này sao ạ? Nếu đưa ra pháp luật sẽ xử lý thế nào ạ? Nếu xảy ra kiện tụng mình làm bên cơ quan nhà nước có bị ảnh hưởng ko ạ?
Cả hai bên đều có lỗi, nên trách nhiệm bồi thường sẽ được chia theo tỷ lệ lỗi. Mình nên giải quyết trong êm đẹp ạ
Mình đi xe ô tô đúng làn đường , đúng vận tốc. Xe máy ngã vào bánh sau xe mình , dẫn đến xe mình cán lên chân xe máy và làm gãy xương hậu và mắt cá chân. Người điều khiển xe máy không có bằng lái. Vậy nếu như trường mình đi đúng luật như vậy liệu mình có chịu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường như nào ạ ?
Có rất nhiều yếu tố và cần phía công an điều tra nhưng theo trách nhiệm dân sự bồi thường thì. Dù không có lỗi, bạn vẫn có thể phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” quy định tại Bộ luật Dân sự 2015