BlogTin tứcKinh nghiệm lái xeĐộng cơ Turbo là gì? Ưu – Nhược điểm khi dùng Turbo

Động cơ Turbo là gì? Ưu – Nhược điểm khi dùng Turbo

Trong lĩnh vực ô tô hiện nay, Turbo là động cơ hiện đại được đánh giá cao nhất. Điều này khiến bạn băn khoăn không biết động cơ Turbo là gì? Động cơ này có cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao? Turbo có những dạng động cơ nào? Bài viết dưới đây, Carpla sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ càng về động cơ Turbo để bạn có cái nhìn khách quan nhất trước khi mua, sử dụng.

1. Động cơ Turbo là gì?

Động cơ Turbo còn được gọi với cái tên khác là bộ tăng áp động cơ Turbocharger. Vai trò chính của động cơ này chính là bơm và xả khí vào động cơ để tăng công suất, hiệu quả hoạt động và tiết kiệm nhiên liệu cho xe, đặc biệt là dòng xe tải.

1.1 Cấu tạo của động cơ Turbo

Động cơ hiện đại này có hình xoắn ốc, cấu tạo bên trong có những bộ phận như sau:

  • Cánh tuabin.
  • Cánh bơm.
  • Ổ bi đỡ.
  • Trục.
  • Đường dẫn đầu bôi trơn trục Turbo.
Cấu tạo của động cơ Turbo
Cấu tạo của động cơ Turbo

1.2 Nguyên lý hoạt động của động cơ Turbo

Động cơ này chia thành 02 phần chính là tuabin và nạp khí. Khi động cơ hoạt động tuabin sẽ kết nối với họng xả sau đó quay theo luồng khí thải từ động cơ. Nạp khí được kết nối với ống hút không khí và quay theo trục chung với tuabin. Trong quá trình tuabin quay sẽ kích hoạt nạp khí quay theo và hút không khí từ bên ngoài vào ống hút không khí.

Không khí sau khi qua nạp khí sẽ được nén và tăng áp suất, sau đó được dẫn vào buồng đốt của động cơ. Khi lượng không khí nhiều hơn, quá trình đốt cháy trong buồng đốt lúc này sẽ diễn ra mạnh mẽ để tăng công suất và hiệu quả cho động cơ Turbo.

Nguyên lý hoạt động của động cơ Turbo
Nguyên lý hoạt động của động cơ Turbo

2. Phân loại các động cơ Turbo sử dụng phổ biến hiện nay

Để hiểu rõ hơn động cơ Turbo là gì, bạn cần bỏ túi một số dạng Turbo đang được bày bán, sử dụng phổ biến hiện nay bởi vì mỗi loại có các chức năng khác nhau. Cụ thể:

2.1 Single Turbo

Đây là loại Turbo tăng áp có cấu tạo truyền thống, sử dụng một chiếc Turbo đơn nhằm nạp thêm không khí vào động cơ. Nhờ đó tạo áp suất cao hơn để tăng hiệu suất đốt cháy nhiên liệu, cung cấp sức mạnh tăng lên cho xe ô tô. Single Turbo là loại động cơ được các hãng sản xuất xe sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Ưu điểm

  • Lắp đặt đơn giản.
  • Đảm bảo hiệu suất tuabin cao.
  • Phù hợp sử dụng với động cơ cỡ nhỏ.

Nhược điểm

  • Single Turbo có xu hướng bị hạn chế phạm vi vòng tua máy nên hiệu suất khá kém khi di chuyển ở tốc độ thấp.
Single Turbo
Single Turbo

2.2 Twin-scroll Turbo

Động cơ Twin-scroll Turbo được gọi với cái tên phổ biến là tăng áp cuộn kép. Cấu tạo của động cơ này tương tự như Single Turbo nhưng có tới 02 ống tuabin. Hai ống này được nối với 02 ống xả khác nhau để tách dòng khí của các xi lanh động cơ. Nhờ đó động cơ sẽ cải thiện hiệu suất thông qua việc tối ưu hoá sử dụng năng lượng của dòng khí.

Ưu điểm

  • Tận dụng tối đa áp suất khí thải.
  • Hiệu suất động cơ tốt khi di chuyển ở tốc độ thấp – trung bình.

Nhược điểm

  • Cấu tạo Twin-scroll Turbo phức tạp.
  • Chi phí sửa chữa khi hỏng hóc khá cao.
Twin-scroll Turbo
Twin-scroll Turbo

2.3 Twin-turbo/Bi-turbo

Động cơ này được gọi là tăng áp kép bởi vì chúng sử dụng cùng lúc 02 bộ turbo tăng áp truyền thống. Kích thước của 02 bộ turbo tăng áp có thể khác hoặc giống nhau, tùy ý đồ của hãng sản xuất. Cách bố trí bộ turbo tăng áp rất đa dạng, có thể lắp đặt mỗi bộ ở mỗi xi lanh (động cơ V6, V8…) hoặc một bộ sử dụng vòng tua thấp và một bộ sử dụng vòng tua cao.

Ưu điểm

  • Khắc phục được hiện tượng trễ turbo.
  • Công suất hoạt động tối ưu ở nhiều dải vòng tua máy khác nhau.

Nhược điểm

  • Cấu tạo Twin-turbo/Bi-turbo khá phức tạp.
  • Chi phí sửa chữa khi hỏng hóc khá cao.
Twin-turbo/Bi-turbo
Twin-turbo/Bi-turbo

3. Điểm cộng của xe ô tô sử dụng động cơ Turbo là gì?

Mặt tốt của dòng xe Turbo trong quá trình sử dụng, tham gia giao thông đã được giới chuyên môn công nhận về tính thực tiễn. Hiện nay ngày càng nhiều xe ô tô dòng hiện đại sử dụng động cơ này bởi vì:

3.1 Về sức mạnh

Động cơ Turbo tạo ra nhiều năng lượng động cơ thường dù sử dụng cùng một động cơ cùng kích thước. Bởi vì mỗi hành trình của pít tông sẽ tạo ra nhiều năng lượng nếu so sánh với động cơ hút khí tự nhiên. Xe ô tô sử dụng động cơ Turbo sẽ trang bị động cơ tăng áp nhỏ hơn để thay thế cho các động cơ cỡ lớn.

3.2 Về khả năng tiết kiệm nhiên liệu

Xe ô tô động cơ Turbo sử dụng các động cơ nhỏ và nhẹ hơn xe ô tô trang bị động cơ thường. Do đó xe có thể tiết kiệm nhiên liệu hơn, đồng thời còn giảm tối đa lượng khí thải độc hại ra môi trường.

Điểm cộng của xe ô tô sử dụng động cơ Turbo là gì?
Xe ô tô sử dụng động cơ Turbo có khả năng tiết kiệm nhiên liệu

3.3 Về hiệu suất và mô men xoắn

Động cơ Turbo trang bị các động cơ nhỏ nhất và bộ tăng áp tạo ra nhiều mô men xoắn dù dải vòng tua thấp hơn. Vì vậy xe ô tô sẽ có hiệu suất mạnh mẽ, di chuyển cực kỳ nhanh nhẹn dù di chuyển trong thành phố. Khi chạy trên đường cao tốc, xe ô tô có thể chạy tốc độ cao hơn với tiếng ồn cực kỳ thấp.

4. Điểm trừ của xe ô tô sử dụng động cơ Turbo là gì?

Hiện nay xe hơi sử dụng động cơ tăng áp Turbo rất phổ biến, tuy nhiên không thể phủ nhận việc dòng xe này vẫn tồn tại một số điểm trừ như sau:

4.1 Chi phí sửa chữa tốn kém

Động cơ tăng áp Turbo có cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với động cơ truyền thống bởi vì các thành phần đều được lắp bên dưới nắp capo. Vì thế chủ xe sẽ tốn khá nhiều chi phí để khắc phục, sửa chữa xe khi xảy ra hỏng hóc, phát sinh lỗi.

Điểm trừ của xe ô tô sử dụng động cơ Turbo là gì?
Điểm trừ của xe ô tô sử dụng động cơ Turbo là chi phí sửa chữa tốn kém

4.2 Độ trễ Turbo

Một điểm trừ nữa của xe ô tô sử dụng động cơ Turbo đó là sự phản ứng chậm trễ trong một thời gian ngắn sau khi người lái đã nhấn ga. Vấn đề này thường xảy ra khi động cơ xe không tạo ra đủ khí thải để quay tuabin nạp nạp của động cơ tăng áp đủ nhanh.

4.3 Kỹ năng lái xe

Để kiểm soát tốt xe ô tô sử dụng động cơ Turbo, người lái cần có kỹ năng lái tốt. Cụ thể chân ga không được nhấn quá mạnh, kiểm soát ga cẩn thận, biết cách điều chỉnh phong cách lái xe để duy trì hiệu quả xe…

5. Tổng hợp một số lưu ý khi sử dụng xe ô tô động cơ Turbo

Để bản thân có một trải nghiệm trọn vẹn khi điều khiển xe ô tô Turbo, chủ xe cần lưu ý một số yếu tố như sau:

5.1 Hạn chế di chuyển ngay lập tức sau khi nổ máy

Chủ xe cần để xe vận hành không tải vài phút sau đó mới bắt đầu lăn bánh, bởi vì xe ô tô động cơ Turbo tăng áp sử dụng bôi trơn chung và động cơ. Sau khi xe nổ máy, động cơ cần có thời gian để bơm dầu lên và làm nóng nhiệt độ dầu ở mức lý tưởng là 80 – 95 độ C.

5.2 Không tắt máy xe ngay sau khi dừng

Trong quá trình di chuyển, tham gia giao thông thì nhiệt độ động cơ Turbo của xe ô tô rất cao. Vì thế chủ xe không nên tắt động cơ đột ngột sau khi dừng xe bởi vì lúc này động cơ còn nóng, dầu trong động cơ sẽ không lưu chuyển, chỉ tiếp xúc cục bộ ở một số vị trí nóng. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng dầu và thành phần phụ gia của dầu rất nhiều, dẫn tới dầu bị phân hủy nhanh, chóng cạn hơn.

Tổng hợp một số lưu ý khi sử dụng xe ô tô động cơ Turbo
Khi sử dụng xe ô tô động cơ Turbo, chủ xe không nên tắt máy ngay sau khi dừng

5.3 Tránh di chuyển xe ở vòng tua máy quá thấp

Khi động cơ xe vận hành ở vòng tua máy quá thấp, Turbo lúc này sẽ không đạt được ngưỡng vòng quay nhất định. Điều này khiến cho công suất xe không ở mức tối ưu nhất, không tiết kiệm được nhiên liệu.

5.4 Chú ý xe khi vào cua

Động cơ tăng áp Turbo có độ trễ nhất định khi tăng tốc. Vì thế chủ xe nếu không chú ý sẽ gặp phải hiện tượng thiếu lái hoặc dư lái khi đi vào cua. Tình huống này còn khiến cho xe bị trượt, mất kiểm soát. Do đó chủ xe không nên đạp ga sâu khi lái xe thoát khỏi cua.

5.5 Sử dụng xăng có chỉ số octane phù hợp

Khi mua xe ô tô động cơ Turbo, chắc chắn đơn vị phân phối sẽ cung cấp một cuốn sách HDSD xe. Bên trong sẽ ghi rất rõ về loại xăng có chỉ số octane phù hợp người dùng nên sử dụng để kéo dài tuổi thọ xe.

5.6 Lưu ý về dầu bôi trơn

Đa phần Turbo tăng áp sẽ sử dụng chung loại dầu bôi trơn với động cơ. Có một số xe dầu bôi trơn không bị hao hụt nhiều trong một chu kỳ thay. Tuy nhiên vẫn có dòng xe khác mà lượng dầu bôi trơn bị hao hụt nhiều so với mức bình thường, cần bổ sung định kỳ. Vì thế khi mua và sử dụng xe ô tô động cơ Turbo, chủ xe cần nghe tư vấn kỹ càng để bổ sung dầu đúng cách.

5.7 Thay lọc xăng đúng hạn

Bộ tăng áp Turbo của xe ô tô quay bằng khí xả từ động cơ, do đó xe rất nhạy cảm với chất lượng khí xả. Khi lọc xăng bị bẩn, nhiễm tạp chất sau đó lọt vào buồng đốt thì tỉ lệ hỗn hợp xăng và không khí sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khí xả và trực tiếp cho động cơ xe.

Thay lọc xăng đúng hạn
Khi sử dụng xe ô tô động cơ Turbo, chủ xe nên thay lọc xăng đúng hạn

5.8 Bảo dưỡng hệ thống làm mát khí nạp

Hệ thống làm mát khí nạp tăng áp của ô tô cần được bảo dưỡng định kỳ sau khi di chuyển 160.000 km hoặc sớm hơn (tùy theo điều kiện vận hành). Bên cạnh đó, chủ xe cần kiểm tra hệ thống làm mát khí nạp thường xuyên để hạn chế hỏng hóc, sự cố không đáng có.

Thông qua bài viết này của chúng tôi, chắc hẳn bạn cũng biết động cơ Turbo là gì? Nếu bạn có ý định mua xe hơi cũ sử dụng động cơ này thì cân nhắc liên hệ cho showroom Carpla – Nền tảng mua bán xe đã qua sử dụng lớn nhất toàn quốc nhé.

BTT Carpla
BTT Carpla
Carpla - Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Carpla có mặt tại các thành phố lớn với chuỗi AutoMall tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
Bài viết liên quan