Trong ngành bảo hiểm, đại lý của bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng. Vậy, cụ thể đại lý bảo hiểm là gì và họ hoạt động như thế nào, thực hiện những nhiệm vụ gì? Hãy cùng Carpla tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Đại lý bảo hiểm là gì?
Đại lý bảo hiểm (ĐLBH) là tổ chức/ cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm ủy quyền thông qua hợp đồng làm đại lý bảo hiểm. Đại lý này sẽ thực hiện các nhiệm vụ giới thiệu, tư vấn và chào bán sản phẩm bảo hiểm đến tay khách hàng.
Theo Điều 124 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, đại lý bảo hiểm được ủy quyền để thực hiện các hoạt động liên quan đến việc cung cấp bảo hiểm. Họ đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng, giúp khách hàng tiếp cận và mua các sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
2. Đại lý bảo hiểm có vai trò như thế nào?
Vai trò của đại lý bảo hiểm rất quan trọng trong mô hình kinh doanh bảo hiểm, hoạt động như cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tiềm năng. Vậy cụ thể những vai trò đó của đại lý bảo hiểm là gì?
2.1 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
- Đại lý bảo hiểm, dù là tổ chức hay cá nhân đều là lực lượng bán hàng chủ chốt của doanh nghiệp. Họ tiếp nhận phản hồi từ khách hàng về sản phẩm bảo hiểm.
- ĐLBH có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu bảo hiểm.
- Đảm nhiệm việc giới thiệu và chào bán sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp.
- Đại lý bảo hiểm được ủy quyền để tổ chức và ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Phát triển hệ thống đại lý giúp tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các công việc khác có liên quan nhằm bảo đảm mọi quyền lợi cho khách hàng.
2.2 Đối với khách hàng
- Đại lý giúp khách hàng dễ dàng và nhanh chóng ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty.
- Đại lý có thể đến tận nơi để tư vấn, thu phí hoặc đàm phán về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. Giúp tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm.
- Hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng để bảo đảm quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra rủi ro.
3. Những nhiệm vụ cụ thể của đại lý bảo hiểm
Theo Điều 85 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, đại lý bảo hiểm có những nhiệm vụ và hoạt động chính như sau:
3.1 Giới thiệu, chào bán bảo hiểm
Đại lý có trách nhiệm tư vấn và giới thiệu các gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Đồng thời cung cấp thông tin về uy tín, vị thế và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
3.2 Ký kết hợp đồng bảo hiểm
Đại lý hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các thủ tục cần thiết, kê khai thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe và công việc để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét và phê duyệt gói bảo hiểm.
3.3 Thu phí, sắp xếp bồi thường và trả tiền bảo hiểm
- Đại lý được ủy quyền thu phí bảo hiểm tại nhà khách hàng theo kỳ hạn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc đến trực tiếp công ty bảo hiểm.
- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, đại lý hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện nhận bồi thường.
- Họ còn có trách nhiệm xác minh thông tin và chuyển đến công ty bảo hiểm, đảm bảo quá trình giải quyết bồi thường diễn ra nhanh chóng, chính xác và minh bạch.
3.4 Các hoạt động khác
Ngoài các nhiệm vụ trên, đại lý bảo hiểm còn thực hiện các hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Các hoạt động này dựa theo quy định trong hợp đồng ủy quyền hoặc hợp đồng đại lý giữa công ty bảo hiểm và đại lý.
4. Quyền, nghĩa vụ cụ thể của đại lý bảo hiểm là gì?
Theo các khoản 1, 2 và 3 của Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm được quy định như sau:
4.1 Quyền của đại lý bảo hiểm
- Lựa chọn, ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định pháp luật.
- Được cung cấp các thông tin và những điều kiện cần thiết để thực hiện hợp đồng làm đại lý bảo hiểm.
- Hưởng hoa hồng, thưởng, hỗ trợ và các quyền lợi khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức tương hỗ hoàn trả tiền ký quỹ hay tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
- Các quyền lợi khác dựa theo quy định của pháp luật.
4.2 Nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
Ở trên là quyền, vậy còn nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm là gì? Các nghĩa vụ này được thể hiện như thế nào khi khách hàng tham gia?
- Thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đại lý bảo hiểm.
- Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản nếu thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo pháp luật.
- Tư vấn, giới thiệu và cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm bảo hiểm cho bên mua, giải thích quyền lợi và điều khoản bảo hiểm.
- Không kê khai thông tin cho bên mua bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý.
- Tham dự đào tạo và cập nhật kiến thức do các tổ chức bảo hiểm tổ chức.
- Chịu sự kiểm tra và giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bồi hoàn các khoản tiền đã bồi thường nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.
- Đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn hoạt động và giữ bí mật thông tin khách hàng, chỉ cung cấp thông tin theo quy định pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác đúng theo quy định pháp luật.
5. Điều kiện cần có để đại lý bảo hiểm hoạt động
Theo Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, để trở thành đại lý bảo hiểm, tổ chức hoặc cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
5.1 Đối với cá nhân
- Đại lý bảo hiểm là cá nhân phải là công dân Việt Nam và có nơi cư trú tại Việt Nam.
- Cá nhân làm ĐLBH phải đủ từ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có chứng chỉ đào tạo làm đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.
Đối với tổ chức
- Địa lý bảo hiểm phải là tổ chức hợp pháp, đã được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật.
- Nhân viên của tổ chức đại lý phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như yêu cầu đối với cá nhân đại lý.
- Những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề do vi phạm pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
6. Nguyên tắc hoạt động cụ thể của đại lý bảo hiểm
Theo Điều 28 trong Nghị định số 45/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, nguyên tắc hoạt động của ĐLBH được quy định như sau:
- Tổ chức hoặc cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và ký hợp đồng đại lý theo quy định tại Điều 87 của Luật.
- Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp đó.
- Tổ chức hoặc cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà họ đang làm đại lý.
- Đại lý bảo hiểm không được khuyến khích khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới bất kỳ hình thức nào.
Như vậy, đại lý bảo hiểm là gì đã được giải đáp chi tiết qua bài viết trên. Tin rằng với những chia sẻ này bạn đã hiểu hơn về bảo hiểm. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bảo hiểm, có thể tham khảo ngay bảo hiểm Tasco – Carpla để được hưởng các chính sách và quyền lợi tốt nhất.